VÌ SAO BẠN MUỐN LÀM DOANH NHÂN

Chia sẻ:

Vì sao bạn muốn làm doanh nhân?

Theo con số thống kê thì có một sự thú vị giống như quy luật vậy: Quy luật 5% và
95%. Trong 5 năm đầu tiên thì 95% doanh nghiệp khởi nghiệp bị phá sản, chỉ còn 5% là tồn
tại. Cũng có con số thống kê khác là chỉ 5% học viên tham dự các khóa học đào tạo về hành
động, ứng dụng kiến thức vào công việc, cuộc sống và 95% học viên còn lại không làm gì cả.
Vậy có liên hệ gì giữa các thống kê này? Số 5% người học viên dám hành động, ứng
dụng kiến thức, kinh nghiệm vào công việc thì đó là người có cơ hội thành công cao hơn so
với những người còn lại. Chỉ có người dám hành động và có năng lực hành động mới có cơ
hội thành công. Còn những người còn lại không hành động thì rơi vào nhóm “đám đông đáng
thương hại”. Nhóm 5% doanh nghiệp tồn tại sau 5 năm khởi nghiệp thì đó là những người có
sự chuẩn bị tốt, còn 95% doanh nghiệp phá sản bởi lẽ chủ doanh nghiệp đó chưa sẵn sàng về
tư duy, tâm thức. Họ chưa có tâm thức/tư duy đúng về doanh nhân, về làm kinh doanh vậy
nên họ chưa chuẩn bị đủ các kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm cần thiết để thành công ở lĩnh
vực kinh doanh và khởi nghiệp.
Làm gì cũng vậy, để thành công được thì bản thân bạn cần ý thức được tại sao bạn chọn
công việc bạn đang làm. Phải có lý do, khát khao đủ lớn thì mới giữ nhiệt (năng lượng) cho
bạn một cách bền bỉ, kiên trì và không bỏ cuộc. Phải tự thuyết phục bản thân được mình thực
sự đam mê, yêu, chọn lựa công việc bạn đang làm và đi đến cùng. Cũng như vậy, với việc làm
doanh nhân, bạn cần hiểu được thế nào là doanh nhân, làm doanh nhân được gì cho bạn, phải
có lý do đủ thuyết phục để thôi thúc bạn, để thành công bằng mọi giá.
Ông Chủ tịch Tập đoàn AMACCAO thường nói không phải ai cũng có thể làm doanh
nhân. Điều ấy còn phụ thuộc vào bạn có thấy làm doanh nhân có phù hợp với mình hay
không? Bạn có sẵn sàng trả một cái giá đủ lớn để bạn thực hiện giấc mơ làm doanh nhân
không? Làm doanh nhân thì có thể với người này là thuận nhưng với người kia thì khó như
“đi trên dây” và với người này là phù hợp nhưng với người khác họ lại không thấy phù hợp.

Vậy thì bức tranh thực tế về doanh nhân là như thế nào? Có phải là những người chủ
giàu có, tự do tài chính, biệt thự sang trọng, xe sang, đi du lịch bất cứ nơi đâu mình thích, có
ảnh hưởng ở tầm quốc gia, quyền lực hàng đầu thế giới,….Điều đó xã hội đều nhìn thấy là
một bức tranh về doanh nhân thành đạt. Nhưng số đó chỉ là một số ít trong xã hội vì 100 người
làm kinh doanh, thì tới 95 đến 99 người phá sản hoặc chật vật khó khăn. Trong xã hội thì 95%
người khởi nghiệp rơi vào thất bại thảm hại, khổ hạnh, thậm chí tù đầy, mất nhà, mất cửa, tan
vỡ hạnh phúc gia đình.

Vậy bức tranh nào là đúng? Tất cả là do chính bản thân chúng ta, không thể đổ lỗi cho
ai khác. Thành công hay thất bại là do bản thân mình. Vậy thì làm thế làm để ta có bức tranh
tươi vui, sáng lạn, thành công thịnh vượng, thật sự hảo tâm, giúp người giúp đời chứ không
phải là bức tranh thất bại, là khổ chủ, là bất hạnh,…. Để có thể trở thành doanh nhân thành
đạt và hạnh phúc thì bạn phải chuẩn bị đầy đủ tâm thức/tư duy đúng về cuộc đời doanh nhân
và sau đó bạn phải chuẩn bị đầy đủ hành trang, sẵn sàng hành động một cách đầy mạnh mẽ,
đầy khát khao và kiên cường. Bạn sẽ được khám phá hành trình này khi bạn đã sẵn sàng. Tôi
nhắc lại là bạn phải có tư duy đúng về doanh nhân và chuẩn bị một tâm thức sẵn sàng để đón
nhận, để hành động một cách mạnh mẽ.

Lời khuyên của chuyên gia:
Để bạn có thể trở thành một doanh nhân thành đạt thì:
1. Trước hết bạn phải có tư duy đúng về doanh nhân và làm kinh doanh. Khi bạn có những
tư duy lệch lạc và những suy nghĩ không đúng về doanh nhân và làm kinh doanh thì bạn
chắc chắn sẽ thất bại.
2. Bạn phải có lý do đủ lớn, phải có đủ khát khao và lòng đam mê để giữ cho bạn luôn miệt
mài một cách kiên trì với công việc kinh doanh và dựng nghiệp của bạn.
3. Bạn phải sẵn sàng đón nhận tất cả các thách thức và luôn nỗ lực không ngừng học hỏi
các kĩ năng và kiến thức cần thiết để khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp của bạn.
4. Bạn không bao giờ bỏ cuộc

– Tiến sĩ Tô Nhật –

Chia sẻ:
Zalo
Messenger
Form liên hệ

Đăng ký nhận tư vấn