TẠI SAO 95% CÁC NHÀ KHỞI NGHIỆP PHÁ SẢN TRONG 5 NĂM ĐẦU TIÊN?

Chia sẻ:

TẠI SAO 95% CÁC NHÀ KHỞI NGHIỆP PHÁ SẢN TRONG 5 NĂM ĐẦU TIÊN?

Trong mô hình “Khuôn đúc thành công” ở dưới đây, ở đỉnh là A, dưới 2 góc là S và
K. A là tư duy (Attitude), tâm thức, thái độ của con người. S: là kỹ năng (Skills). K là kiến
thức (Knowledge). Xét về mô hình tam giác khuôn đúc thành công, mô hình này đúng đối với
mọi lĩnh vực trong đó có cả công việc khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp. Nguyên nhân
vì đâu dẫn đến thất bại? Tại sao 95% các nhà khởi nghiệp phá sản trong 5 năm đầu tiên? Tất
cả là do tâm thức, tư duy, thái độ, nhận thức chưa đúng, đủ về kinh doanh và doanh nhân; họ
chưa chuẩn bị đủ cả về tâm lý, ý thức, tiềm thức cho việc làm doanh nhân. Nếu có lý do đúng
đắn, đủ lớn, đủ khát khao (như câu tục ngữ có câu: Có chí làm quan, có gan làm giàu) và thực
sự họ có ý niệm đúng về hình ảnh, bản chất của người doanh nhân và họ có khát khao, ý chí
đủ lớn thì chắc chắn người đó sẽ làm được. Bởi vì, tin tốt lành là tất cả những cái về kiến thức
và kỹ năng để khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp như bán hàng, marketing, quản trị tài
chính, quản trị nhân sự, quản lý đầu tư, quản lý phát triển sản phẩm, kiến thức pháp lý, kiến
thức công nghệ, ngành nghề, đối thủ…bạn đều có thể học được nếu bạn quyết tâm, có lòng
khát khao thì bạn sẽ tìm ra được người thầy của mình, tìm ra được các điều để học. Điều duy
nhất và quyết định nhất là tâm thức, tư duy, thái độ cần phải chính tâm (tư duy đúng). Nếu họ
suy nghĩ làm doanh nhân mà qua một đêm trở thành tỷ phú, ăn sổi ở thì thì người đó không
thể làm doanh nhân được. Cần xác định rõ làm doanh nhân để làm gì? Để cống hiến cho xã
hội, mang lại giá trị, giải quyết vấn đề cho xã hội, tạo công ăn việc làm, còn việc giàu có nó sẽ
đến khi giải quyết được các vấn đề cho xã hội và mang lại giá trị cho người khác…Nếu như
những mục tiêu ấy là mục tiêu mà người chủ mong muốn mà họ hun đúc nó, thôi thúc nó, nó
là cái mà họ lựa chọn chứ không phải ai chọn hộ, ép họ làm thì khi ấy họ sẽ tìm được khóa
học cần thiết, người thầy, cách thức cần thiết để khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp.

Tuy nhiên, có rất nhiều người nhìn thấy người khác giàu có, thành công trong việc
làm kinh doanh thì nghĩ làm doanh nghiệp, doanh nhân cũng dễ, cũng muốn oai, đi xe ô tô,
mong muốn có nhà lầu, đi đây đi đó. Đua nhau ra mở doanh nghiệp. Chính cá nhân tôi trong
giai đoạn còn là sinh viên, như câu chuyện tôi kể về quán café Karaoke. Mặc dù cũng có khát
khao, khát vọng rất mong muốn khởi nghiệp thành công. Khi đó chúng tôi mở ra thì khả năng
về bán hàng, marketing, vận hành rất tốt. Tuy nhiên chúng tôi thiếu kiến thức về pháp lý. Lúc
đó do thiếu hiểu biết về việc này nên bị chủ nhà lật kèo rồi bị phá sản. Nhưng không vì thế mà
tôi từ bỏ ước mơ làm kinh doanh. Với ước mơ, khát khao đó tôi lại ấp ủ. Khi gần ra trường
với số tiền tiết kiệm được từ học bổng MBA về, tôi mở doanh nghiệp về văn phòng phẩm. Tôi
có để người em trai họ quản lý và tôi cho rằng đó là việc yên tâm. Do bận công việc đi dạy
nên ít để ý tới công tác bán hàng, quản lý tài chính. Mặc dù tạo được một số mối quan hệ cho
người em mình bán văn phòng phẩm trong các khoa nhưng do sự không sát sao trong việc
kinh doanh và sự ỉ nại vào cậu em họ trong khi chú ấy chưa bao giờ có kinh nghiệm quản lý,
chỉ vừa mới tốt nghiệp đại học ra, chân ướt chân ráo chưa biết bán hàng chứ nói gì là quản lý.
Chưa đầy một năm sau đã phá sản vì thu không đủ chi, dần dần cũng bị tụt vốn dần.
Đó là bài học lý do vì sao thất bại. Nhưng tôi cho rằng có hàng tá lý do sự thất bại của
chủ doanh nghiệp trong 5 năm đầu tiên. Tất cả là tâm thức, ý chí của người chủ doanh nghiệp.
Nếu đủ lớn thì người ta sẽ tìm đủ mọi lý do khác nhau để học, chuẩn bị cho đầy đủ kiến thức,
kỹ năng của người làm chủ. Tuy nhiên, giả định rằng có thể chưa thành công ngay ở lần đầu
nhưng không từ bỏ, tiếp tục đứng lên lại làm. Cứ học những bài học từ những thất bại đấy và
tìm kiếm người thầy, khóa học thích hợp. Thậm chí đi làm thuê cho một đơn vị nào đó để học
được kiến thức, kỹ năng thành công của người làm chủ. Từ đó những người muốn trở thành
người trong 5% thành công kia để đi tiếp trong chặng đường chinh phục sứ mệnh, khát vọng
làm doanh nhân của mình thì phải hiểu được nguyên nhân này để mà tránh.

Lời khuyên của chuyên gia:
Nguyên nhân chính của sự thất bại khi khởi nghiệp và làm kinh doanh:
1. Nguyên nhân quan trọng số 1 là bạn chưa chuẩn bị đủ tâm lý, ý thức và tiềm thức cho việc
trở thành doanh nhân và làm kinh doanh nên khi xảy ra bạn bị choáng và không kiểm soát
được cảm xúc và hành động theo hướng thành công.
2. Bạn chưa có lý do, ý chí và khát khao đủ lớn để giúp bạn vượt qua những thách thức, khó
khăn, thử thách khi làm doanh nhân.
3. Bạn chưa chuẩn bị đúng và đủ các kiến thức và kĩ năng cần thiết của một doanh nhân để
khởi nghiệp và phát triển kinh doanh.
4. Bạn chưa đủ kiên trì và kiên nhẫn để duy trì sự liên tục nỗ lực, không ngừng tiến lên để
đạt tới đích nên bạn dễ dàng bỏ cuộc.

– Tiến sĩ Tô Nhật –

Chia sẻ:
Zalo
Messenger
Form liên hệ

Đăng ký nhận tư vấn