LÕI CỦA BÁNH ĐÀ QUẢN TRỊ LÀ CHỦ DOANH NGHIỆP

Chia sẻ:

Xây dựng và phát triển đế chế kinh doanh bền vững thì bạn phải hiểu mô hình ‘’Bánh đà
quản trị doanh nghiệp bài bản’’ ở dưới đây.


Khi chủ doanh nghiệp thành lập ra công ty, phải xác định rằng lãnh đạo doanh nghiệp
như động cơ của bánh đà quản trị. Khi mới thành lập và lúc doanh nghiệp còn ở quy mô vừa
và nhỏ, doanh nghiệp chưa chạy tự động được thì khỏe hay yếu là do khả năng lãnh đạo của
người chủ, sự khao khát chiến thắng và năng lực thực thi của lãnh đạo có ý nghĩa quyết định
tới vận mệnh của doanh nghiệp. Khi chủ doanh nghiệp có ý chí mạnh mẽ, quyết tâm, khát
khao càng lớn, tính thực thi càng quyết liệt thì năng lượng tiếp cho bánh đà này càng mạnh.
Trong thời gian tôi làm luận văn của khóa học MBA (cao học quản trị kinh doanh tại Thái
Lan) và PHD ở trường SOAS – Đại học Tổng hợp Luân Đôn, tôi có nghiên cứu về các yếu tố
quyết định tới sự tăng trưởng và phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thì đa số các chủ
doanh nghiệp thất bại thường đổ lỗi là do mình thiếu vốn và đổ lỗi cho chính phủ không tạo
điều kiện, hoặc đổ lỗi cho cơ chế kinh tế nhưng thực tế nghiên cứu cũng như thực tiễn chỉ ra
rằng yếu tố quan trọng nhất quyết định tới sự tồn tại, tăng trưởng và phát triển là do “ý chí
và năng lực” của người chủ doanh nghiệp/lãnh đạo doanh nghiệp.
Xoay xung quanh lãnh đạo (lõi bánh đà quản trị) là bộ phận giúp việc cho lãnh đạo. Dù
là doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ hay xây lắp thì cơ bản đều có 5 lõi quản trị chính: (1) Quản
trị bán hàng và marketting; (2) Quản trị về tài chính kế toán; (3)Quản trị về hành chính,
nhân sự; (4) Quản trị sản xuất hoặc hoạt động; (5) Quản trị nghiên cứu và phát triển.
Khi chủ doanh nghiệp thành lập ra công ty thì điều đầu tiên và quan trọng số 1 là phải
biết bán hàng và marketting. Không bán hàng thì không có tiền về. Với tôi thì bán hàng và
marketing là quan trọng nhất.
Tuy nhiên, mặc dù nhiều người bán hàng và marketing giỏi, ra tự lập doanh nghiệp
nhưng không thành công. Lý do là chủ doanh nghiệp không có năng lực quản trị tài chính
như: quản trị về dòng tiền, tài chính kế toán. Trong số rất nhiều cán bộ của chúng tôi hiện
nay cũng có nhiều chủ doanh nghiệp đã từng kinh doanh và phá sản, rồi sau đó chọn lựa con
đường đi làm nhà quản trị chuyên nghiệp vì không phải ai cũng làm chủ doanh nghiệp được.
Chủ doanh nghiệp mong muốn tăng trưởng, phát triển, mở rộng quy mô, trở thành một
đế chế kinh doanh thì bắt buộc phải biết quản trị nhân lực, con người. Vì bản chất làm kinh
doanh là trò chơi đội nhóm. Nếu kinh doanh theo kiểu kinh doanh cá nhân (solo business) thì
đó chỉ là hình thức tự doanh và cũng chỉ là “ráo mồ hôi hết tiền”. Còn kinh doanh theo mô
hình hệ thống công ty, chuỗi công ty hay đế chế kinh doanh thì phải biết cách quản lý con
người, điều hành con người và lãnh đạo con người.
“Kinh doanh là trò chơi đội nhóm”
Quản trị sản xuất/hoạt động: với bất cứ doanh nghiệp nào, có năng lực bán hàng,
marketing, quản trị con người tốt mà không có dịch vụ tốt và không có sản phẩm vượt trên
nhu cầu kỳ vọng của khách hàng thì cũng coi như thất bại. Yếu tố cốt lõi là sản phẩm phải đáp
ứng được yêu cầu của xã hội, làm sao để khách hàng vui vẻ, hài lòng.
Nghiên cứu và phát triển: để thực hiện chức năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm,
công nghệ, phương thức kinh doanh mới… tóm lại là những gì thông minh hơn về sản phẩm,
dịch vụ. Cách thức nào, công nghệ nào… làm cho giá thành rẻ hơn, dịch vụ tốt hơn là nhiệm
vụ của bộ phận này. Các tập đoàn lớn trên thế giới liên tục nghiên cứu và phát triển sản phẩm,
phương thức mới để tạo ra các sản phẩm mới tốt hơn, dịch vụ hoàn hảo hơn.
Nếu chúng ta ngủ quên trong chiến thắng, xã hội liên tục phát triển thì chúng ta sẽ bị
thụt lùi, xóa sổ khỏi thế giới này. Ví dụ: Nokia đã từng là số 1 trên thị trường điện thoại thế
giới, nhưng giờ đã bị xóa sổ. bởi họ chủ quan, không chú tâm vào việc nghiên cứu và phát
triển khiến họ bị lỗi thời trong cuộc đua điện thoại thông minh. Qua sự phân tích này, có thể
thấy được để doanh nghiệp có thể vận hành được phải có người thủ lĩnh để kết nối các bộ phận
lại với nhau để thực hiện các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Để vận hành thì có 5 lõi
quản trị chính: …. Tôi gọi 5 lõi quản trị là ‘5 nan hoa’ trong bánh đà quản trị. Nếu ví doanh
nghiệp như một cỗ xe mà xe chỉ có bánh và nan hoa thì xe vẫn đi được, nhưng sẽ không đi
nhanh được. Bởi vì chúng ta thiếu lốp xe. Yếu tố nào tạo nên lốp xe. Tôi gọi đó là phần mềm,
nó có ý nghĩa cực quan trọng, giúp bánh đà lăn với tốc độ cao. Làm thế nào để các ‘nan hoa’
kết nối với nhau, lãnh đạo kết nối với nan hoa, kết nối với tất cả các yếu tố của bánh đà?
Lốp xe bánh đà: đó là bộ phận mềm, tạo nên sự kết nối giữa các nan hoa với lốp xe,
tạo nên sự hoàn chỉnh, hoàn thiện của bánh đà. Như vậy có 3 vòng tròn: tâm là lãnh đạo doanh
nghiệp ở trung tâm và được xem như linh hồn cũng như xem như ‘động cơ’ của doanh
nghiệp, vòng 2 là lõi của hệ thống quản trị, vòng 3 là lốp xe để kết nối các bộ phận của bánh
đà với nhau tạo nên sức mạnh tổng hợp, tuyệt đối.
Các yếu tố của lốp xe:
Sứ mệnh: (1 doanh nghiệp giống như 1 cơ thể con người, sinh ra và tồn tại thì cần 1
sứ mệnh nào đó để phục vụ cho loài người, nhân loại thì mới có thể được tồn tại).
Tầm nhìn của doanh nghiệp (mục tiêu ngắn, trung, dài hạn): trong 5,10 năm tới chúng
ta cần đạt được là gì, hiện tại chúng ta đang ở đâu trong thị trường: đang là Top 1 VN rồi, trong
5 năm tới hướng tới top 3 Đông Nam Á…
Trên cơ sở sứ mệnh, tầm nhìn của doanh nghiệp đặt ra thì bên ban lãnh đạo doanh nghiệp
phải đưa ra giá trị cốt lõi; hay gọi là quy tắc ứng xử đạo đức: tạo ra quy tắc ứng xử hành
vi để tất cả nhân viên noi theo: luôn luôn học tập từ những người đi trước, lãnh đạo, đối thủ,
khiêm nhường….
Chiến lược: dựa trên cơ sở tầm nhìn và sứ mệnh để đưa ra chiến lược kinh doanh, phát
triển, công nghệ, con người… trên cả là chiến lược kinh doanh.
Căn cứ vào chiến lược phải lên kế hoạch cho các mảng (kế hoạch, bán hàng, nhân sự,
hoạt động, marketing, nghiên cứu công nghệ…).
Quy chế, nội quy: doanh nghiệp như 1 đất nước, đế chế. 1 đất nước mà không có luật
pháp thì hỗn loạn. trong doanh nghiệp mà không có nội quy thì chắc chắn cũng xảy ra hỗn
loạn. trong tổ chức nào cũng có nội quy của nó nên doanh nghiệp của bạn cũng cần để mọi
người tuân theo, đúng thì thưởng, sai thì phạt đúng theo nội quy quy chế này.
Yếu tố cực quan trọng khác để tạo nên tự động hóa trong hệ thống doanh nghiệp, sự
chuyên nghiệp là quy trình, chính sách. Khi một công việc được quy trình hóa từ bước
1,2,3…để mọi người làm theo quy trình đơn giản đó. VD: quy trình bán hàng và thanh toán,
đầu tư,… Nếu ta không có qui trình, chuẩn mực thì ta không có chuẩn mực để đánh giá. Kèm
theo sự giám sát ta sẽ có được sự tự động hóa trong doanh nghiệp.
Bên cạnh quy trình cần có quy chuẩn, định mức. sẽ rất dễ trong vấn đề quản trị. Muốn
biết đúng hay sai ta cần có quy trình quản lý. Ví dụ: như đi công tác, Amaccao cho phép chi
không quá 450k/đêm tùy vị trí; định mức sử dụng nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ; giúp quản
lý chi phí, con người…
IT: công nghệ tin học. trong kỷ nguyên 4.0 hiện nay, IT vô cùng quan trọng
với doanh nghiệp muốn phát triển với tốc độ cao, bền vững. có thể ứng dụng được
rất nhiều: phần mềm quản trị kế toán, nhân sự, nghiên cứu sản phẩm… như những
doanh nghiệp của Nhật, Hàn ta thấy mức độ tự động hóa ở độ đỉnh cao. IT cần
ứng dụng vào mọi lĩnh vực của doanh nghiệp, tạo sự hiệu quả cho doanh nghiệp
Sổ tay văn hóa: có rất nhiều cuốn sách nói về xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Mỗi doanh
nghiệp cần có 1 văn hóa doanh nghiệp riêng, giúp doanh nghiệp bền vững. nó có thể làm cho
doanh nghiệp tan rã hoặc đoàn kết. Ví dụ như Amaccao: coi Amaccao như 1 gia đình, cùng
nhau phát triển. chúng tôi chưa thực sự xây dựng công phu văn hóa doanh nghiệp, nhưng cùng
với quá trình hơn 20 năm xây dựng phát triển thì ban lãnh đạo Amaccao đã tạo nên nét văn
hóa cho doanh nghiệp. Hỏi thăm nhau trong ngày tết, văn hóa của sự yêu thương, quan tâm.
Doanh nghiệp cần xây dựng văn hóa tích cực.
Để xây dựng phát triển doanh nghiệp bền vững thì cần xây dựng bánh đà quản trị
doanh nghiệp. Cần vận hành trong môi trường vĩ mô: môi trường kinh tế, môi trường chính
trị, môi trường pháp lý, môi trường công nghệ, và môi trường dân số – địa lý,… . Là một chủ
doanh nghiệp cần ý thức, hiểu được, chủ động tìm hiểu về xu hướng của các môi trường này
để lái con thuyền doanh nghiệp trong sự tác động của các môi trường vĩ mô bên ngoài.
Ví dụ: Môi trường kinh tế, nền kinh tế Việt nam đang trong đà phát triển tốt sẽ là sự thuận lợi
cho các ngành nghề, doanh nghiệp đến với Việt nam. Việt nam ta đang được tận hưởng chu kỳ kinh tế
thuận lợi. Đối với các nước khác, với nền kinh tế âm, dân số già thì sẽ rất khó khăn, họ sẽ tìm đến chúng
ta để tìm đến vùng đất mầu mỡ hơn. Các công ty, chủ đầu tư nước ngoài kéo ồ ạt đến nước ta: châu Âu,
Nhật, Hàn,… đều thấy chúng ta có nền kinh tế, chính trị ổn định cho doanh nghiệp phát triển.
Môi trường về công nghệ: trong nền kinh tế công nghệ 4.0, ứng dụng internet, dữ liệu
số lớn mạnh mẽ. Nếu doanh nghiệp nào không chớp thời cơ, đón đầu cơ hội đấy thì doanh
nghiệp sẽ chậm, chững lại trong việc phát triển. Các công nghệ liên quan đến lĩnh vực mình
hoạt động thì cần chú ý cập nhật kịp thời để luôn thức thời và đưa công nghệ vào sản xuất kinh
doanh để nâng cao hiệu suất lao động, chất lượng sản phẩm dịch vụ và giảm giá thành nhằm
tăng tính cạnh tranh trên thương trường.
Môi trường pháp lý: 25 năm về trước, nước ta từ nên kinh tế tập trung chuyển qua nền
kinh tế thị trường, điều kiện pháp lý chưa đầy đủ dẫn tới 1 số doanh nghiệp nước ngoài vào
nước ta phát triển rất khó khăn. Đến nay hành lang pháp lý đã hoàn thiện, sẽ rất thuận lợi cho
doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Môi trường dân số, địa lý: với đất nước ở nửa bán cầu phía bắc, có thời tiết mát, thuận
lợi cho người lao động làm việc trong điều kiện mát mẻ, sức khỏe tốt. với nửa bán cầu phía
nam, nhiều bệnh tật, thời tiết nóng bức thì năng suất lao động của công nhân tốn kém hơn, tốn
chi phí cho máy lạnh cho người lao động hơn. Dân số nước ta hiện nay đông, cần cù, chăm
chỉ, đặc biệt là dân số VN rất trẻ, <35t chiếm rất lớn. khi doanh nghiệp nước ngoài vào VN
rất thích vì người lao động VN rất trẻ, chăm chỉ, lại chi phí lương rẻ. Các công ty nước ngoài
tìm đến VN như là một công xưởng của chính họ.
Lời khuyên của chuyên gia:
1. Các CEO và chủ doanh nghiệp cần phải có cái nhìn tổng quát về hệ thống quản trị bài bản để nắm
được đầy đủ các yếu tố cấu tạo nên nó từ đó vận hành mới hiệu quả và bền vững
2. Lõi của bánh đà quản trị là Lãnh đạo/Chủ doanh nghiệp – giống như động cơ của bánh đà.
3. Bánh đà quản trị có 5 lõi (nan hoa) chính yếu gồm Quản trị bán hàng & marketing; Quản trị tài
chính – kế toán; Quản trị nhân sự – hành chính; Quản trị sản xuất/hoạt động; và Quản trị nghiên cứu
và phát triển.
4. Lốp của bánh đà gồm các yếu tố mềm: Sứ mệnh; Tầm nhìn; Chiến lược; Giá trị cốt lõi; Kế hoạch;
Quy chế; Quy trình; Tiêu chuẩn – định mức; IT – công nghệ thông tin; Sổ tay văn hóa.
5. Bánh đà quản trị này vận hành trong điều kiện vĩ mô gồm: Môi trường kinh tế, Môi trường chính
trị, Môi trường pháp lý, Môi trường công nghệ và Môi trường dân số – địa lý.
-Tô Nhật-

Chia sẻ:
Zalo
Messenger
Form liên hệ

Đăng ký nhận tư vấn