Làm thế nào để quản trị người nhà trong doanh nghiệp

Chia sẻ:

Các chủ doanh nghiệp thường có xu thế chọn người nhà để đặt vào các vị trí quan trọng, để giúp các công việc điều hành công ty. Người thân trong gia đình hay bạn bè thân quen mà đạt cả ba yếu tố: Thái độ, đạo đức và tài năng thì đương nhiên thật tuyệt vời. Tuy nhiên, nếu muốn phát triển ở quy mô Tập đoàn quốc gia hoặc đa quốc gia, hướng đến hình thái chuyên nghiệp thì không được phép lệ thuộc vào yếu tố gia đình mà phải căn cứ vào “lẽ phải và khoa học”, lấy “lợi ích công ty làm kim chỉ nam”.

 

Theo như Đức Phật Tử có nói: để chúng ta tạo ra đế chế hiệu quả, thì “vua ra vua – tôi ra tôi”, và trên ra trên – dưới ra dưới. Đâu là trên, đâu là dưới, quan hệ đồng cấp như thế nào? ở đây viết rất rõ ràng. Thưa các anh/chị là khi tôi về, tôi tham mưu cho bên chỗ anh trai tôi: “anh à, nếu mình muốn phát triển bền vững, thì ở đây đừng có bao giờ có yếu tố gia đình”. Đừng bao giờ có nói đây là công ty gia đình, đây là công ty Việt Nam, công ty của xã hội. Và ai làm giỏi thì sẽ được bố trí vào vị trí quản trị. Còn người gia đình có được ưu tiên một chút, nhưng, không thể bây giờ ông 5 điểm mà ông lãnh đạo người 10 điểm thì không có đâu. Ngay kể cả nếu ông 9, 10 thì tôi ok, tôi chấp nhận chuyện có ưu tiên cho ông, nhưng ông làm công việc thì ông ngồi sang 1 bên để cho thằng khác làm; còn yếu tố gia đình có thể là người ta có đức, người ta sẵn sàng làm thì cho người ta ở vị trí kiểm soát thôi, còn ông điều hành phải là người tài. Anh trai tôi hoàn toàn đồng ý. Cái yếu tố thứ nhất về tôi đề nghị ngay.

 

Cái yếu tố thứ hai là những người trong gia đình phải gương mẫu đầu tàu. Quy chế được ban hành rồi, khi mà quy chế ban hành: nếu đi muộn, như chị gái tôi đi muộn, tôi điều hành, tôi phạt 1 triệu đồng. Anh cả tôi kết thúc nhiệm kỳ là trưởng ban giải phóng mặt bằng của huyện, bây giờ về đầu quân lại để về làm với chúng tôi sau khi về hưu. Anh cả ở nhà thì là anh cả, nhưng đến công ty là cấp dưới, thì anh cả sai, anh cả sẽ bị phạt, bị kỷ luật. Cháu ruột của tôi, cậu vi phạm về vấn đề luật lao động, thì có anh Lưu – anh ở dưới đơn vị thi công – có nói: “anh ơi, cậu ấy suốt ngày nghỉ”, tôi có nói: “nếu nó nghỉ, mà không tuân thủ, em cứ theo quy chế em làm, và làm đến khi nó không chịu được nữa thì nó xin nghỉ, không sao cả”. Cuối cùng nó nghỉ, cái điều đấy chúng tôi cũng nói với gia đình rồi: việc nào ra việc nấy, cháu không làm việc được thì đừng có vào đây, vào đây là phá hủy văn hóa của công ty, và dành toàn quyền quyết. Mới đầu không dễ dàng đâu, là vì con cháu trong nhà, ông anh, bà chị về bảo là có mỗi đứa cháu không lo được, không lo cho cháu thì lo cho ai. Nhưng thưa các anh/chị, mình phải xác định thế này: “việc nào rõ việc nấy”. Mình lo cho cháu công việc nhưng cháu không tuân thủ về các chế độ, các qui định của công ty thì chúng ta bao che cho cháu, tự mình giết mình. Đây chính là cái gọi “luật bất vị thân”, và phải thưởng cho những hành vi đúng của những người coi trọng luật & làm đúng. 

 

Và khi chúng ta bảo vệ lẽ phải như vậy, chính là cách thức để cho mọi người biết rằng: ở trong tổ chức này, cho dù là ai, là người thân, ngay kể cả là bác Trường – tôi biết bác Trường có vai vế trong họ – nhưng khi bác Trường làm sai, mà giả sử chủ tịch là anh Huấn ở nhà làm con nhưng ở đây là công trường thì phạt vẫn là phạt. Bác Trường không cảm thấy vui khi phạt nhưng ở trong lòng thì bác Trường rất trân trọng. Bác Trường thấy thế, bác Trường phải thực sự tin vào sự lãnh đạo của tổ trưởng. 

 

Hay là bên chỗ chị Liên, giả sử rằng: ở công ty, ở nhà thì có thể hơn chủ tịch, nhưng ở đây công ty thì chủ tịch là anh Huấn. Ngày xưa, chị gái tôi quen ở nhà làm chị rồi, khi đến công ty thì anh trai như này: “chị ăn mặc thế à? Tại sao chị làm như vậy? Chị có gì để báo cáo không?” Ví dụ như vậy. Vì chị phụ trách mặc cả cho bên nhà cung cấp: khi có lúc mình mặc cả được, có lúc thằng khác tìm được chỗ thấp hơn; thì ông ấy nói: “Chị làm ăn thế à?”. Bà về khóc tức tưởi, nó dám nghi ngờ tao à. 

 

Thực ra thưa các anh/chị là có lúc bà bảo kệ, bà không làm nữa, bỏ. Cảm xúc của gia đình nếu mình dành hết tâm, hết mình với công ty thế mà bị mắng chửi. Thực ra, sau đó, anh tôi phải nói. Nhiều lúc, anh tôi cảm xúc của chủ tịch bị áp lực trước công ty để chủ tịch phải mắng, phải chửi, phải quát để đâu là cái hành vi. Ở đây chỉ là hành vi thôi. Còn thực ra thì đừng đem cảm xúc gia đình vào. Ngày xưa vợ tôi cũng vậy, vợ tôi là kế toán trưởng, tôi điều hành. Đến lúc tôi đập bàn, đập ghế, quát này quát kia, về nhà trả thù là treo mọi thứ, vất vả lắm, mệt lắm. Sau một thời gian, bà xã xin ra ngoài, không làm cho công ty nữa, ra làm cho Vingroup rồi làm cho đại học Ngoại Thương. Đến khi về sau nhận thức được tôi là đúng, tức là bà xã tôi trưởng thành & nhận ra được là: khi ở công ty, anh là chủ tịch, anh đã quyết như này thì mình phải nghe, anh mắng thì mình phải nghe, kể cả anh mắng sai, lúc đấy chủ tịch nghĩ là đúng thì mình là cấp dưới, mình vẫn phải nghe. Ví dụ về nhà anh bảo anh sai, lúc đấy anh có nóng thì em phải bảo anh là chỗ này đáng ra thế này, đáng ra thế kia, lúc đấy là câu chuyện khác, ok, mình nói đi vẫn nói lại được. Thành ra về sau này vợ chồng tôi rất hạnh phúc, bà xã tôi biết được trong công ty phải có tôn ti trật tự.

Chia sẻ:
Zalo
Messenger
Form liên hệ

Đăng ký nhận tư vấn