Dễ dàng khởi nghiệp thành công nếu bạn sở hữu những điều này

Chia sẻ:

Giai đoạn khởi nghiệp là thời điểm doanh nhân bắt đầu khởi sự, ra mắt doanh nghiệp, thành lập công ty, khai trương cửa hàng. Lúc này sẽ thấy “cây nhú lên khỏi mặt đất” và ra mắt công chúng. Các “rễ” bén của “cây doanh nghiệp” chính là kỹ năng cần thiết của người làm chủ, giúp cây đơm hoa kết trái. “Gốc rễ tạo ra quả ngọt”, nếu như không có cái góc rễ này thì lấy đâu ra cây để phát triển thành quả được. Cây mà không có gỗ rễ chỉ có kết cục chết héo mà thôi. Và đó chính là then chốt để bạn thoát ra hỏi “thảm cảnh” thất bại cho người chủ doanh nghiệp.

Dễ dàng khởi nghiệp thành công nếu bạn sở hữu những điều này (Chi tiết nội dung tại đây)

Giai đoạn đầu khởi nghiệp, tôi cho là bắt nguồn từ hai nguyên do. Đầu tiên là anh được người thân bạn bè rủ rê “Tao có cái cơ hội này”ngon ăn” lắm mà mình tao thì làm không nổi. Anh em mình chơi với nhau, tình cảm bao năm nay, mày lại giỏi như thế mà hiện giờ vẫn làng nhàng, thu nhập ba cọc ba đồng. Kiếp cày thuê khổ lắm, ông chủ hở tí là quát mắng. Sao anh em mình không cùng làm chủ, nhìn mấy thằng kia cũng ngang cơ mình thôi mà phát đạt lắm. Tao có một ít cơ ngơi vốn liếng rồi, cùng làm với tao nhé” Nghe rất quen luôn, thực tế mà. Hoặc chúng ta suốt ngày nghe khẩu hiệu người người khởi nghiệp, nhà nhà khởi nghiệp để làm giàu ở khắp mọi, thế là mọi người thi nhau mở công ty, mình kém miếng ra phần là cũng khó chịu, thua kém người ta. Điều đó cũng tốt, bản chất nó không có gì xấu cả, chỉ là quá chung chung. Bạn sẽ bị cuốn theo phong trào mà đốt cháy nhiều giai đoạn cần thiết để khởi nghiệp, ngọn thì xum xuê, biết bán hàng, giỏi marketing, ông thì chuyên về tài chính với nhân sự nhưng rễ thì không có. Mở công ty thì chỉ một ngày là làm chủ tịch, đơn giản lắm, oai thì oai thật nhưng chẳng biết oai được bao lâu. Chỉ một thời gian sau, thiếu rễ nên cái cây nó cứ héo dần, chưa đến cái mốc 5 năm đâu mà thường chỉ 3-4 năm là chết hết. Nguy hiểm như đi trên dây ấy, trăm thằng qua thì 95 đứa rớt, trụ lại được 5 ông cũng tàn tạ, người ta vẫn trêu kinh doanh mà cứ như đi làm xiếc. Thực ra không phải, trông như diễn trò, chẳng qua là bởi chúng ta không có sự hiểu biết mà thôi. 

Một anh quản lý giỏi dưới trướng tôi, trước đấy anh cũng đã từng có thời gian làm chủ doanh nghiệp. Ban đầu cũng chỉ nghĩ là đỡ phải làm thuê, mình cũng có chút kiến thức – tôi phải công nhận là anh ấy giỏi lắm, rất có năng lực bán hàng. Nhưng nếu chỉ quản lý thi công, sản xuất được chứ không biết cách quản lý tài chính thì tiền về rồi cũng bay mất, mất cân đối nên sau 3 năm anh ấy nợ như chúa Chổm. Ông ấy nản quá, chỉ muốn bỏ về quê thôi, gia đình vợ con ở quê Thái Bình đâu có bỏ được. Mà hồi ấy không dám, về rồi chúng nó siết nợ cả họ nhà mình, thế là anh ở lại Hà Nội và đầu quân cho công ty chúng tôi. Họ chỉ có 2 cái rễ còi cọc, phá sản là điều tất yếu. Chúng ta phải rút kinh nghiệm từ bao nhiêu doanh nghiệp thất bại như thế để thấy rằng quản lý quy trình bán hàng, kết hợp với quản lý tài chính và quản lý nhân lực thì cơ hội chiến thắng, ít nhất là tồn tại của ta mới cao, cái khác còn yếu thì bổ xung sau. Học trò MBA của tôi tôi cũng khuyên đừng mở xưởng vội, tốn kém lắm. Thay vì xây dựng hệ thống, xây dựng thương hiệu – cái mình có thể làm sau thì ta phải chú ý vào 3 cái cốt lõi kia kìa. 

Anh Thành chị Thúy ở công ty Việt Nhật, ngày xưa anh chị ấy cũng đi bán sản phẩm suốt – xuất phát điểm của họ là nông dân, trình độ chưa hết phổ thông trung học. Buôn nhiều rồi trở thành nhà phân phối của công ty Tiền Phong, của nhựa Việt Minh và mở được đại lý ở khắp nơi. Dân buôn nổi tiếng chợ Đồng Xuân đấy, lên như diều gặp gió nhưng đến khi mở được cái xưởng sản xuất thì bị bên nhựa Song Long nó đè. Cạnh tranh không nổi nên phải đóng cửa cái xưởng nhỏ của mình. Khó khăn quá, anh chị phải sang nước ngoài và đi theo con đường OEM – sản xuất theo thiết kế, thông số kỹ thuật được đặt trước và bán sản phẩm cho công ty khác phân phối. Đến khi anh chị phát triển cơ ngơi của mình lên khoảng 500-600 tỷ nhờ vào OEM rồi thì họ mới thấy mình có đủ lượng, đủ lực để về nước, xây dựng nên một nhà máy ở Hà Tây – quê hương của anh chị. Song Long trước đây là cá lớn, dễ dàng nuốt cá bé là xưởng Việt Nhật, họ bán giá thấp hơn giá thành sản xuất, anh chị không dày vốn nên phải bỏ cuộc. Nhưng đến bây Việt Nhật đã có hệ thống vững vàng rồi, đại lý phân phối sẵn ở khắp nơi, anh chị đưa sản phẩm của mình về nước là họ chấp nhận ngay. Từ một nhà máy lên đến 3 nhà máy, mỗi tòa hàng chục hecta, doanh số hiện nay chắc phải hơn 4000 tỷ và Việt Nhật trở thành thương hiệu đồ nhựa gia dụng số 1 miền Bắc, chiếm lĩnh 60% thị phần ở đây và nổi tiếng cả nước. Họ vững là bởi họ có căn cơ, bồi rễ tốt rồi thì sản xuất họ có thể làm sau. Thực tế là lúc đẩy mạnh sản xuất thì họ vẫn ngã đau và phải mất vài năm mới gượng dậy được nhưng một khi đứng lên là không thể bị xô đổ nữa. 

Thế giới phẳng hiện nay, bạn có thể đặt doanh nghiệp bên Trung Quốc gia công rồi đem hàng sang Malaysia, Thái Lan bán. Ví dụ như anh Từ –  top trend trên Tik Tok và là một trong những học trò platinum của tôi, anh ấy hoàn toàn bỏ qua khâu làm ra sản phẩm lúc bắt đầu khởi nghiệp. Hay là chị Huyền Phi Cosmetic, nổi tiếng với mỹ phẩm cũng là học trò platinum tôi đào tạo. Ngày xưa chị ấy cũng chịu khó theo OEM một thời gian, trong lúc đó là tập trung xây hệ thống các kênh bán hàng. Cách quản trị tài chính, quản lý con người thì chị ấy học từ tôi. Có đủ công cụ rồi thì năm vừa rồi chị ấy mới mở nhà máy sản xuất. Bạn cần phải có một cái lộ trình như thế, trước hết là bạn cần bán được hàng, ít cũng không sao, có người mua là có tiền, cố gắng đừng để nó tiêu tán hết và cuối cùng, nhân viên làm cho mình cần phải đắc lực, hiệu quả đúng ý mình. Kinh doanh quy mô lớn thì phải thế. Phần chìm cần to và vững gấp mấy lần phần nổi, chìm vì nó nặng và quan trọng để nếu bão tố kéo đến, dịch Covid chẳng hạn thì ngọn có thể tả tơi chứ gốc không thể bị lay chuyển. Nỗ lực của bạn nên tập trung ở cái phần chìm ấy, thứ nỗ lực mà bề ngoài người khác nhìn không thấy đâu nhưng ta vắt từng giọt mồ hôi để bồi đắp nên. Nó nên ở bước, ở quá trình chuẩn bị, thậm chí chuẩn bị cần hàng chục năm. Có thể tạm thời doanh nghiệp của bạn chưa thể ra lá ra ngọn, không sao, cái quyết định nên việc một doanh nghiệp có bám trụ lại trên thương trường, có phát triển được hay không là ở gốc rễ. Công ty bạn chỉ tạm thời trì trệ thôi, mầm non sẽ liên tục mọc và thành công sẽ đến trong tương lai, đó chỉ là vấn đề thời gian.

Tôi gây dựng Success Business School từ đầu năm 2018, đến cuối năm 2019 thì dịch Covid. Bình thường mọi người đến với lớp học này, gặp mặt trao đổi trực tiếp nhưng dịch một cái thì toàn dân ở nhà, chưa ai lúc đó nghĩ ngay được đến phương án online cả. Chưa kể nhiều người không có thói quen giao tiếp trực tuyến và gặp khó khăn trong việc tiếp nhận cách thức mới này. Doanh nghiệp của tôi khi ấy còn quá non trẻ, tưởng chừng như sẽ giống nhiều doanh nghiệp khác, chết đứng vì dịch. Nhưng chúng tôi thậm chí còn tăng trưởng gấp đôi cái thời kỳ chưa có con Covid, đó là vì chúng tôi biết xoay chuyển tình hình. Chúng tôi có kiến thức để linh hoạt ứng phó với những khó khăn ập tới, còn gốc là còn ra ngọn, mầm này gãy thì nảy mầm khác. Nếu đã biết cây của mình thiếu rễ rồi thì phải tập trung vào bồi đắp cho nó một bộ rễ, đừng để đến khi quá muộn. Mình hiện tại mới chú ý đến cái rễ của doanh nghiệp đã là hơi muộn rồi, để biết mình nên làm gì, còn kịp làm gì thì không có con đường nào khác ngoài học. Tự mình học, chứ nhờ vả chỉ được lần 1 lần 2, không ai giúp đỡ mình cả đời. Thiếu năng lực bán hàng thì nâng cao năng lực bán hàng, quản trị tài chính còn yếu thì đi học quản trị tài chính, chưa biết lãnh đạo nhân viên thì nhờ người dạy lãnh đạo. The root makes fruits – gốc rễ sinh ra trái ngọt.

Chi tiết nội dung tại đây

Chia sẻ:
Zalo
Messenger
Form liên hệ

Đăng ký nhận tư vấn