Bí quyết thành công trong mọi lĩnh vực

Chia sẻ:

Làm kinh doanh, nhiều người bảo là rủi ro nhưng thực tế tôi thấy nó không không rủi ro. Cái sự rủi ro ấy chỉ xảy đến khi con người ta thiếu hiểu biết. Trong bài viết dưới đây, tôi sẽ chia sẻ cho các bạn bí quyết thành công trong mọi lĩnh vực kinh doanh. 

Trong kinh tế nhiều mô hình thật, nhưng tôi lại thích những mô hình ngắn gọn kiểu này. Ngạn ngữ có câu tiếng Anh “A picture, a thousand of words” – Một bức tranh có giá trị bằng hàng ngàn lời nói. Vậy nên tôi luôn cố gắng làm sao để mô hình hóa những kiến thức, triết lý để người nghe, người đọc ở mọi trình độ đều có thể hiểu được. Đối với tôi, không cần tấm bằng đại học, ai cũng có thể làm kinh doanh. Nói dài làm gì, mô hình tôi muốn giới thiệu tên là Mô hình Thành công, hiệu quả ở mọi lĩnh vực “AKS” – Ability, Knowledge, Skills. Ví dụ như việc tôi muốn trở thành doanh nhân thành đạt, tôi đi học MBA nhưng nếu thế thì có khi chỉ đáp ứng được về mặt kiến thức thôi. Học về là nghĩ mình giỏi lắm rồi, tôi háo hức lao vào làm kinh doanh cùng với chút tiền từ học bổng, mở ngay ra một cái doanh nghiệp nhưng đời không như sách, chẳng mấy chốc, vài tháng 1 năm là tôi phá sản. Thiếu cái chữ K chữ A này đây. Tôi gọi đây là vùng thành công (Success Zone), là khi K vượt qua Ks (Kiến thức đạt từ ngưỡng đó trở lên mới có thể thành công) và S vượt qua Ss (Kỹ năng đạt từ ngưỡng đó trở lên mới có thể thành công).

Tôi ví doanh nghiệp như một con xe, ta hiểu hết về cấu trúc, cách vận hành của chiếc xe này nhưng chưa bao giờ trực tiếp lái nó cả thì ta có thể điều khiển nó được không? Nó vẫn chạy ghi ta nhấn ga nhưng quá tay chút là đâm cây đâm người, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của người ta và chính mình. Việc tập lái vô cùng quan trọng. Năm 2003 tôi cũng thế, hiểu lý thuyết lắm nhưng phải tập lái thêm 3 tháng mới chắc tay, mới dám lái ra đường. Có một ngưỡng nữa gọi là Comfort Zone – vùng an toàn, K ở dưới điểm Kt và S ở dưới điểm St này năng lực chúng ta nếu vẫy vùng ở đây thì sẽ rất thoải mái, không thể lái nhanh nhưng cũng không đâm chết người. Khi đó mình chỉ nói được những gì mình biết thôi, có gì dùng đấy và rất thành thạo trong khả năng của mình, mỗi tội là chưa thành công. Để từ Vùng An toàn vươn ra được Vùng Thành công thì chỉ có một cách là xuyên qua cái khoảng trống ở giữa này – Vùng Học tập (Learning Zone). Chỉ có học tập ta mới biết lái xe, chỉ có học tập ta mới quản trị được doanh nghiệp, mới mở rộng được Vùng An toàn của mình để chạm tới thành công. Ta có thể trở nên cực kì an toàn, thành công không phải lúc nào cũng đi liền với sự nguy hiểm, gian khổ, rủi ro. 

Tác giả của cuốn Cha giàu, cha nghèo – ông Robert Kiyosaki trước đây khi mở doanh nghiệp cũng đã nếm mùi phá sản, thậm chí mất luôn ngôi nhà, hai vợ chồng phải ở trong con xe ô tô vớt vát được. Ông ấy nhớ lại lời dạy của người cha giàu rằng làm kinh doanh nghe có vẻ là rủi ro nhưng thực tế nó không không rủi ro. Cái sự rủi ro ấy chỉ xảy đến khi con người ta thiếu hiểu biết. Chứ không phải 10 ông kinh doanh thì 9 ông rưỡi phá sản trong 5 năm đầu, chiếm đến 95% là do bản chất việc kinh doanh nó xui rủi đâu. Nguyên nhân chính là vì họ thiếu kiến thức, kĩ năng, họ mới chỉ giỏi ở vái vùng an toàn của mình thôi mà đã ra đời, mở công ty với mong muốn thành công rồi. Họ còn cần phải học nhiều, và người cha giàu cũng nói “Con phải học, từ bán hàng, quản trị doanh nghiệp, quản lý tài chính…” Thế là ông ấy biết mình phải làm gì, ông ta bỏ ra 395$ rồi cùng vợ đi học cái khóa quản lý đầu tư. Sự bắt đầu học hỏi ấy là lúc ông ấy đã 38 tuổi và chỉ 9 năm sau ông ấy trở nên hoàn toàn rủng rỉnh về tài chính. Bây giờ hơn 70 tuổi, ông ấy tuy chưa là tỷ phú nhưng cực kỳ giàu, khối tài sản khoảng 600 – 700 triệu $ gì đó, và nhiều người dù không làm kinh doanh cũng biết đến ông ấy. Ông đi khắp thế giới để thoả cái đam mê chia sẻ những điều giúp mình thành công. Chính tôi cũng mong muốn một cuộc đời như vậy.. may mắn là tôi biết tiếng Anh. Các bạn cũng có thể trở thành Robert Kiyosaki nếu các bạn biết mở rộng cái Vùng An toàn của mình lên đến ngưỡng thành công. Tôi trước đây cũng phá sản 2 lần, để đến bây giờ có được một đế chế riêng, SCK Holdings với gần 200 lao động, 4 đơn vị trực thuộc với doanh số vài trăm tỷ, bên cạnh đó tôi là phó chủ tịch của Amaccao, tôi có thể chắc chắn rằng mình xây dựng được doanh nghiệp nào thì doanh nghiệp đó sống. 7 năm nay doanh nghiệp riêng của tôi vẫn từng bước phát triển, một trong số đó đang chiếm lĩnh thị trường nội địa với mặt hàng chủ lực là gạch bê tông. Vậy thì nếu tôi không nâng cái kỹ năng cùng kiến thức của mình lên, không tiếp tục học, tự học dù mình đã là tiến sĩ thì tôi sẽ còn thất bại nhiều lần nữa. Phải học, không học không thành công. 

Chi tiết nội dung tại đây.

Chia sẻ:
Zalo
Messenger
Form liên hệ

Đăng ký nhận tư vấn