BÁNH ĐÀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP BÀI BẢN

Chia sẻ:

Muốn xây dựng hệ thống quản trị doanh nghiệp bài bản và bền vững trường tồn,
trước hết người chủ doanh nghiệp hay các nhà quản trị cần phải nhìn được một bức tranh toàn
cảnh về quản trị doanh nghiệp. Khi chúng ta quản trị doanh nghiệp mà chúng ta không nhìn
được bức tranh toàn cảnh về doanh nghiệp, về quản trị doanh nghiệp thì cũng sẽ giống như
câu chuyện “Thầy bói xem voi”, câu chuyện kể có 05 thầy bói không nhìn được con voi như
thế nào vì các thầy bói bị mù nên chỉ dùng tay sờ vào các bộ phận của con voi và có thầy nói
rằng con voi nó giống như cái cột đình khi thầy sờ vào chân nó. Còn có thầy sờ vào tai của con
voi thì bảo con voi nó như cái quạt nan, nhưng có thầy khác lại sờ vào cái đuôi của con voi thì
bảo là hai ông kia sai rồi, con voi đâu phải như cái cột đình cũng chẳng phải cái quạt nan mà
con voi nó là cái chổi xể, thầy khác thì lại sờ vào cái vòi lại bảo ồ con voi không giống như
các ông nói mà con voi nó sun sun như con đỉa thôi… Mỗi một thầy bói đều có góc nhìn riêng
, thông qua lăng kính của mình nhìn vào con voi mà đưa ra các quan điểm, các khái niệm về
“con voi đầy đủ”. Cũng như vậy đối với quản trị doanh nghiệp, rất nhiều người khi thành lập
doanh nghiệp, họ từ những chuyên môn khác nhau, có những người từ bán hàng đi lên, người
từ tài chính, người từ kỹ thuật sản xuất hoặc có những người từ bán hàng đường phố v v…
thậm chí từ những khối doanh nghiệp nhà nước tách ra mở doanh nghiệp riêng, , họ dựa vào
những gì bản thân đã biết, những gì họ đã trải nghiệm trước đấy, thông qua “lăng kính” của
bản thân để xây dựng hệ thống quản trị doanh nghiệp mình. cho nên có thể họ sẽ có những cái
nhìn thiên lệch về hệ thống quản trị. AMACCAO chúng tôi cũng không là ngoại lệ, xuất thân
từ một gia đình bố mẹ làm nông, đi lên từ hai bàn tay trắng, may mắn được bố mẹ cho ăn học
đại học, hơn hai mươi năm xây dựng và phát triển hệ thống, chúng tôi cũng phải đã trả giá để
có được ngày hôm nay và vẫn đang ngày đêm trăn trở để phát triển không ngừng.
Vậy làm thế nào để các bạn không mất hai mươi năm nư chúng tôi mà vẫn có thể biết
được, hiểu được và áp dụng thành công một hệ thống quản trị doanh nghiệp bài bản, chuyên
nghiệp vào hệ thống của mình. Tôi sẽ giúp các bạn điều đó thông qua cuốn sách này. Trước
tiên, tôi muốn giới thiệu với các bạn khái niệm về một hệ thống quản trị doanh nghiệp bài bản,
chuyên nghiệp, đầy đủ các yếu tố cấu thành là như thế nào? Hãy nhìn vào mô hình dưới đây,
sơ đồ này sẽ nói lên được một cách đầy đủ và căn bản những yếu tố cốt lõi những yếu tố quản
trị của một doanh nghiệp. Tất nhiên, vẫn còn những yếu tố còn ẩn ở đâu đó trong số các yếu tố
này nhưng đây là những mảnh ghép căn bản nhất, trụ cột nhất trong hệ thống quản trị doanh
nghiệp bài bản, một hệ thống quản trị doanh nghiệp mang tính chất khoa học và thực tiễn.


Mô hình bánh đà quản trị
Trong mô hình này vòng tròn ở giữa bánh đà là lãnh đạo doanh nghiệp, mà lãnh đạo
doanh nghiệp chính là cỗ máy (Engine – động cơ) của toàn bộ bánh đà này. Người lãnh đạo là
người đưa ra những sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, chiến lược, xây dựng lên kế hoạch và
thiết lập những nội quy, quychế làm sao phải xây dựng được những quy trình, quy chuẩn, ứng
dụng các công nghệ thông tin cũng như sổ tay văn hóa cho doanh nghiệp để làm hành lang vận
hành hệ thống.Vì thế người lãnh đạo họ chính là linh hồn của doanh nghiệp, linh hồn của hệ
thống này cho nên lãnh đạo là hạt nhân của bánh đà, người tạo nên năng lượng và đặc biệt khi
doanh nghiệp còn nhỏ thì người lãnh đạo thực sự có tính chất quyết định để vận hành bánh đà
này cho nó quay. Xoay xung quanh lãnh đạo sẽ có những người giúp việc, những bộ quận giúp
việc. Trong hệ thống quản trị chúng ta có thể chia ra thành 5 bộ phận chức năng quan trọng:
Bộ phận quan trọng thứ nhất là Maketing and Sales Management (M&SM)- tức
là bộ phận quản trị về Maketing và quản trị về bán hàng. Ở những doanh nghiệp vừa và
nhỏ hoặc những doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ thì bộ phận Maketing & bán hàng này gộp làm
một, nhưng đến khi phát triển đến quy mô to nhất định , để phát triển hơn nữa, bộ phận Maketing
được tách ra trở thành một bộ phận chức năng độc lập và bộ phận Sales là một bộ phận
chức năng độc lập. Như vậy ở đây trong trường hợp doanh nghiệp ở quy mô vừa và nhỏ chúng
ta có thể gộp 2 bộ phận trên làm một. Thậm chí nhiều doanh nghiệp không có bộ phận chức
năng Marketing và thường là ông chủ/bà chủ làm hết chức năng này.
Lõi quản trị thứ hai đó là Human resources management (HRM) tức là quản trị
nhân sự. Quản trị nhân sự chính là trụ cột về quản trị yếu tố con người trong doanh nghiệp,
bất kì doanh nghiệp nào dù ít hay nhiều chúng ta cũng phải có người để vận hành, để thực thi
các công việc hoạt động của doanh nghiệp tôi gọi bộ phận này là bộ phận Human resources
management.
Lõi thứ 03 là bộ phận Financial management (FM) nghĩa là bộ phận Quản trị Tài
chính. Trong bộ phận quản trị tài chính này là bộ phận liên quan đến vấn đề huy động vốn, sử
dụng vốn, khai thác và bảo toàn vốn, phát triển vốn và báo cáo những thông tin tài chính – kế
toán. Riêng bộ phận Quản trị tài chính (Financial management) này nó bao gồm cả bộ phận tài
chính và bộ phận kế toán. Đây là bộ phận được coi là huyết mạch, nó chính là mạch máu của
công ty. Ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì hai bộ phận này thường được ghép làm một . Tuy
nhiên, khi doanh nghiệp lớn dần và đến một quy mô nào đó thì Bộ phận quản trị tài chính và
Bộ phận kế toán sẽ tách ra thành hai bộ phận độc lập.
Lõi thứ 04 là bộ phận POM nghĩa là Production or operation management (Quản
trị sản xuất hoặc Quản trị hoạt động). Tùy theo công ty (công ty sản xuất, xây lắp, dịch vụ,
thương mại). Nếu là công ty thương mại, dịch vụ thì là Quản trị hoạt động (Operation management),
còn nếu là công ty sản xuất hay công ty xấy lắp thì gọi là Quản trị sản xuất (Production
management). Bộ phận này thực hiện các hoạt động chính yếu để ra tạo được các sản phẩm,
các dịch vụ, có thể là sản phẩm vô hình hoặc hữu hình. Các sản phẩm hữu hình là về sản xuất
hay xây lắp. Tóm lại, để có được các sản phẩm đầu ra thì cần phải có quá trình vận hành, quá
trình sản suất tạo ra các kết quả đầu ra để bán, để tiêu thụ thì được gọi là Quản trị sản xuất/
hoạt động.
Lõi quản trị cuối cùng là Research and Development Management (Quản trị nghiên cứu
và phát triển) là gì? R&D Management (Quản trị Nghiên cứu và phát triển) sẽ trở thành bộ
phận quan trọng không thể thiếu cho doanh nghiệp nếu chúng ta mong muốn doanh nghiệp
của mình ngày càng mở rộng, ngày càng phát triển và ngày càng hiệu quả, hay có được sự
khác biệt trong cạnh tranh thì doanh nghiệp. Ở doanh nghiệp vừa và nhỏ, bộ phận này thông
thường lãnh đạo (chủ doanh nghiệp) sẽ kiêm nhiệm và lãnh đạo sẽ là người trực tiếp trăn trở
xem bằng cách nào để mà giảm giá thành, làm thế nào để mà thay đổi được đặc tính của sản
phẩm ưu việt hơn, tạo ra những khác biệt ấn tượng, đặc trưng cho sản phẩm dịch vụ của mình,
hay nghiên cứu xu thế, nghiên cứu nhu cầu thị trường để tạo ra các hệ sinh thái các sản phẩm
dịch vụ, nghiên cứu để đầu tư phát triển… tất cả các việc này được gọi là R&D management
(Quản trị nghiên cứu và phát triển). Vừa phát triển về sản phẩm, đồng thời phát triển công
nghệ nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng, dịch vụ … bất cứ những gì liên quan đến
hoạt động sản xuất kinh doanh của mình miễn làm sao cho doanh nghiệp phát triển hiệu quả,
có thể cạnh tranh, đấy chính là những điều mà chủ doanh nghiệp và bộ phận chức năng nghiên
cứu phát triển sản phẩm này sẽ giúp cho doanh nghiệp.
Phần lớn với các tập đoàn của các nước phát triển thậm chí bộ phận R&D management
người ta còn thành lập cả một Viện/Trung tâm nghiên cứu và trong viện nghiên cứu này họ
vừa nghiên cứu vừa triển khai làm thử để đưa ra sản phẩm, những công nghệ mang tính đột
phá như là Tập đoàn Samsung, Tập đoàn Toyota; Tập đoàn Hyundai, hay là Tập đoàn GE của
Mỹ vv…. Tất cả những Tập đoàn lớn trên thế giới họ đều có các viện nghiên cứu riêng của họ.
Nếu nhìn vào mô hình bánh đà quản trị ở trên thì các bạn sẽ thấy ở giữa trung tâm là
lãnh đạo – được xem là động cơ của bánh đà tức là Engine; đến vòng thứ hai gồm 5 lõi quản
trị căn bản của hệ thống quản trị, tôi gọi 5 lõi này như là 5 trụ cột của hệ thống quản trị doanh
nghiệp nhưng cũng có thể ví như là những nan hoa của bánh đà quản trị. Còn vòng tiếp theo
gọi là phần mềmgiống như lốp xe của bánh đà. Nếu như chúng ta có bánh xe mà chỉ có nan
hoa không có lốp xe thì chắc chắn việc chuyển động sẽ vô cùng khó khăn, chệch choạc, thậm
chí sớm muộn cũng sẽ hỏng bánh xe,… nếu chúng ta có thêm phần lốp thì rõ ràng bánh xe đi
bon hơn, nhanh hơn và êm hơn.Vậy vòng ngoài là những cái gì? Tại sao nó lại làm được như
vậy? Nó chính là những yếu tố quản trị mềm kết nối, kết dính các bộ phận với nhau và tạo
thành cái khối đoàn kết, tạo thành cái khối vững chắc, có tính chất khoa học và nhất quán để
dẫn bánh đà đi theo hướng đã định, hướng chuẩn.
Sứ mệnh là một khái niệm chỉ rằng công ty của bạn hay công ty của chúng ta được
thành lập ra để làm gì, chỉ ra những lý do công ty đó ra đời và căn cứ tồn tại, phát triển của nó.
Sứ mệnh của công ty chính là bản tuyên ngôn của công ty đó đối với xã hội, nó chứng minh
tính hữu ích và các ý nghĩa trong sự tồn tại của công ty đối với xã hội . Ví dụ như Công ty
Success Business của tôi ra đời để phục vụ và phụng sự hàng trăm ngàn các chủ doanh nghiệp
vừa và nhỏ, các cá nhân yêu thích phát triển kinh doanh và phát triển cá nhân; hàng triệu phụ
nữ và trẻ em Việt Nam nhằm giúp cho họ có cuộc sống hạnh phúc hơn, thịnh vượng hơn và
đấy chính là sứ mệnh của Success Business.
Tầm nhìn là một cái bức tranh mà công ty muốn hướng đến trong tương lai. Đó là mục
tiêu dài hạn của doanh nghiệp, có khung thời gian kéo dài từ 3 năm, 5 năm, 10 năm, 20 năm
hoặc lâu hơn thế 50 năm, 100 năm của doanh nghiệp. Những bức tranh chúng ta vẽ ra trong
tương lai cho công ty của mình ở tương lai 3 năm, 5 năm, 10 năm, 20 năm thì đó gọi là tầm
nhìn 3 năm, tầm nhìn 5 năm, 10 năm, 20 năm, cũng có khi có doanh nghiệp xây dựng tầm nhìn
100 năm. Chủ doanh nghiệp sẽ phải hình dung trong tư duy của mình, bộ não của mình rằng
sẽ lái con thuyền doanh nghiệp của mình sẽ đi về đâu trong 5 năm tới, ở mức tầm địa phương
hay tầm Quốc gia, tầm khu vực hay tầm quốc tế? Tầm quốc gia thì đứng ở vị trí nào, top 10
hay 20, hay 30 hay top 5 hay top 1 và tầm nhìn càng cụ thể, càng rõ bao nhiêu thì càng giúp
cho bánh đà của quản trị lái về phía đó, định hướng về phía đó và phấn đấu để đạt tầm nhìn đó.
Giá trị cốt lõi là những giá trị mà bên lãnh đạo doanh nghiệp tôn vinh. Một khi lãnh
đạo doanh nghiệp tôn vinh thì tất cả các thành phần trong doanh nghiệp đấy sẽ đều phải
hướng đến và tôn trọng những giá trị này. Những giá trị này là thước đo về mặt đạo đức, về
nhân cách, về những giá trị con người theo đuổi ví dụ: Trung thực, thật thà, chăm chỉ, sự yêu
thương, trách nhiệm, kiên trì, liên tục học tập, khiêm nhường… những giá trị cốt lõi đấy mỗi
công ty, mỗi lãnh đạo công ty có cái quan điểm khách nhau và có những giá trị khác nhau để
họ theo đuổi. Đưa những giá trị này vào trong doanh nghiệp, trong hệ thống quản trị để làm
kim nam, sợi chỉ đỏ giúp cho toàn bộ các cán bộ nhân viên trong công ty hãy nhìn vào đó để
tôn trọng, để tôn vinh và không ai được phá vỡ những giá trị cốt lõi đó. Thông thường khi mà
doanh nghiệp ở cấp vừa và nhỏ, nhìn chung lãnh đạo chưa để ý đến việc xây dựng các vấn đề
như thế này nhưng từng bước, từng bước họ cũng định hình và chính những cái giá trị mà họ
hay nói ra (có thể họ cũng không để ý) nhưng trên thực tế thì họ đều có những giá trị mà họ
định ra cho bản thân mà họ tôn trọng và họ cũng muốn cán bộ công nhân viên của họ noi theo,
sẽ phải tôn trọng giá trị của họ và không đi ngược theo giá trị cốt lõi của họ. Bất cứ một con
người thành công nào thì họ đều có những giá trị mà họ tôn trọng và họ không khoan nhượng
với những giá trị đó.


Giá trị cốt lõi của Tập đoàn AMACCAO
Chiến lược: là tập hợp các quyết định về các mục tiêu dài hạn và các biện pháp, các
cách thức, con đường đạt đến các mục tiêu đó. Để đạt những mục tiêu dài hạn hay trong trung
hạn, ngắn hạn thì doanh nghiệp sẽ phải xây dựng nên cho mình chiến lược kinh doanh.Bản
đồ chiến lược hay chiến lược kinh doanh là gì? Chiến lược kinh doanh là chủ doanh nghiệp
sẽ chọn xem có những chiến lược là khác biệt hay là những chiến lược giá rẻ hay có những
chiến lược kinh doanh tập trung vào thị trường ngách hay là chiến lược kinh doanh với thị
trường cao cấp hay là chiến lược kinh doanh đi theo đại chúng vv…Vấn đề quan trọng là lãnh
đạo sẽ lựa chọn chiến lược gì, chiến lược khác biệt, chiến lược cạnh tranh về giá hay là chiến
lược về thị trường ngách đấy là do lãnh đạo lựa chọn để mà phù hợp với mục tiêu đặt ra, phụ
thuộc vào sứ mệnh của lãnh đạo đặt ra.Vậy chiến lược này có ý nghĩa cực kỳ quyết định để
nhằm định hướng tất cả các hoạt động của các phòng ban và định hướng các kế hoạch sau đấy
đều phải căn cứ vào các chiến lược mà lãnh đạo đã đề ra cho công ty., Ở tất cả các lĩnh vực
của Tập đoàn AMACCAO xác định đầu tư phát triển thì sự khác biệt của sản phẩm (độc,
lạ, ưu việt hơn người) là chiến lược hàng đầu để chúng tôi có thể chinh phục được khác hàng,
cạnh tranh được với các đối thủ lớn trên toàn quốc . AMACCAO chúng tôi luôn xác định rõ
mình phải ở Top 1, Top 2, Top 3 và chính những định vị này ấn định chúng tôi cần phải đầu
tư những máy móc, thiết bị, đầu tư con người và đầu tư những nguyên vật liệu hay là các
yếu tố khác đều phải xoay xung quanh những chiến lược mà chúng tôi đã lựa chọn. Khi Tập
đoàn AMACCAO còn ở quy mô nhỏ, hoạt động ở lĩnh vực xây lắp bên Đông Anh, một huyện
ngoại ô Hà Nội, thì chúng tôi cũng tạo ra sự khác biệt cho mình bằng cách chọn thị trường
ngách là thi công các công trình hạ tầng nông thôn để tránh các ông lớn và khi cạnh tranh với
các ông nhỏ khác thì mình lại tạo ra những dịch vụ khác biệt hơn như tốc độ thi công nhanh
hơn, làm đẹp hơn và đối xử với các đối tác công bằng hơn.
Kế hoạch: Kế hoạch có nghĩa là xác định trước phải làm gì, làm như thế nào, vào khi
nào và ai sẽ làm. Việc làm kế hoạch là bắc một nhịp cầu từ trạng thái hiện tại của ta tới chỗ
mà chúng ta muốn có trong tương lai nhằm đạt được các mục tiêu đã đặt ra. Chúng ta cần phải
vạch ra các kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn hay là kế hoạch 5 năm kế hoạch 3 năm,1
năm, 3 tháng, 1 tháng vv… Kế hoạch cũng phải gắn đến những cái mục tiêu, sứ mệnh, giá
trị cốt lõi, dựa trên chiến lược để chúng ta đặt ra kế hoạch cho mình. Chúng ta có rất nhiều
công cụ để lập ra kế hoạch nhưng ở đây tôi không nói đến vấn đề đấy mà tôi sẽ chỉ nói rằng
kế hoạch là chúng ta phải vạch ra những công việc cần làm trong một khoảng thời gian nhất
định và phải hướng đến những mục tiêu cụ thể và giao cho những con người cụ thể, có những
thời hạn cụ thể và giao cho họ những công cụ dụng cụ, những yếu tố cần thiết để họ thực hiện
công việc theo những kế hoạch đã định nhằm đạt được mục tiêu mà ban lãnh đạo giao cho. Kế
hoạch có thể là kế hoạch makketting, kế hoạch bán hàng, kế hoạch sản xuất, kế hoạch nhân
sự, kế hoạch tài chính vv…
Nội quy – Quy chế: Trong một doanh nghiệp nếu như chúng ta không đưa ra những
nội quy, quy định và để cho mọi hoạt động của nhân sự tự tung, tự tác thì điều gì sẽ xảy ra?
Ở đâu không có luật pháp thì ở đó sẽ hỗn loạn. Vì vậy chủ doanh nghiệp bằng việc thiết lập
Nội quy – quy định, họ sẽ cài những mục tiêu củadoanh nghiệp vào trong, mục tiêu về hiệu
quả, mục tiêu về tính chuyên nghiệp, mục tiêu về sự bài bản để nhằm định hướng các hành
vi của các cán bộ công nhân viên trong công ty cho việc hoàn thành các mục tiêu của doanh
nghiệp. Với các công ty mới thành lập thì thông thường họ không nắm được tầm quan trọng
của nội quy quy chế và họ hay bỏ qua việc này dẫn đến việc nhân sự thích làm gì thì làm.
không có chế tài dẫn đến những người làm tốt không được khen, làm không tốt cũng không có
chế tài xử phạt cuối cùng sẽ loạn và làm cho doanh nghiệp trở nên không được nề nếp, không
được quy củ và không có trên có dưới chính vì vậy nội quy quy chế này là hành lang pháp lý
trong doanh nghiệp. Đất nước thì có luật pháp và doanh nghiệp thì phải có nội quy quy chế đó
là tất yếu để mà quản trị doanh nghiệp một cách bài bản.
Quy trình: Quy trình chẳng qua là trình tự (thứ tự, cách thức) thực hiện một công việc
hay nghiệp vụ nào đó đã được quy định sẵn (thông thường sẽ bằng văn bản) để hướng dẫn
CBCNV khi thực hiện nghiệp vụ đó, đảm bảo kết quả công việc đầu ra theo đúng mục tiêu,
yêu cầu của doanh nghiệp phục vụ công tác quản trị. Ví dụ quy trình xuất hàng, quy trình
đón tiếp khách hay là quy trình về tạm ứng – hoàn ứng, quy trình về soạn hợp đồng,…. Mỗi cá
nhân có kiến thức, kỹ năng khác nhau dẫn đến cách làm việc khác nhau. Quy trình giúp cho
người thực hiện công việc biết rằng trong một nghiệp vụ thì họ phải tiến hành những bước
công việc nào, làm ra sao và phải cần đạt kết quả như thế nào? Nếu như chúng ta không có
quy trình thì có người xử lý theo cách A, có người xử lý theo cách B mà cùng một hoạt động
như nhau thì chúng ta làm sao để bảo đảm kết quả giống nhau, dẫn đến tình trạng nhân viên
không biết xử lý công việc đó như nào hay làm ra kết quả nhưng lại không đúng với ý sếp.
Nếu như một doanh nghiệp bài bản thì dù là ai làm đều tuân thủ tất cả các bước đấy. Người
Việt Nam chúng ta có xu thế hay làm tắt và hay bỏ qua các bước trong quy trình và đây là
lý do mà chúng ta không lớn được. Muốn lớn được buộc lãnh đạo doanh nghiệp phải viết ra
những các quy trình, giao cho các trưởng bộ phận viết ra quy trình mảng của mình sau đó rồi
ban hành để tất cả mọi người khi phải thực hiện những nghiệp vụ đó thì cứ tiến hành theo
các bước công việc như vậy thì mới hoàn thành đúng yêu cầu của Doanh nghiệp. . Quy trình
cùng là một trong những quy định mà Doanh nghiệp đặt ra để làm hành lang cho nhân viên
thực hiện không bị chêch đi các mục tiêu của doanh nghiệp. Việc lưu trữ các quy trình bằng
bản cứng và bản mềm sẽ giúp doanh nghiệp không phụ thuộc vào người viết ra quy trình hay
những người cũ ra đi, hoặc tránh việc tam sao thất bản . “Người đi quy trình ở lại” là nguyên
tắc bất biến để giúp khi doanh nghiệp tuyển người mới vào làm việc thì họ có thể nhìn vào đó
thực hiện được 70% công việc , còn lại 30% chúng ta có thể hướng dẫn thêm.
Chuẩn mực và định mức: Thế nào là chuẩn mực? Thế nào là định mức? Chẳng qua
chúng ta làm cái gì đều cũng đặt ra tiêu chuẩn, đặt ra cái định mức để dễ quản lý. Nếu chúng
ta không có tiêu chuẩn không biết định mức thì biết thế nào là đúng, thế nào là sai. Tôi lấy ví
dụ khi đi công tác chúng ta cho phép nhân viên của mình ở cấp Giám đốc là được nghỉ ở mức
khách sạn là năm trăm nghìn đồng hay là ba trăm nghìn đồng hay là tám trăm nghìn đồng một
ngày? Đối với hoạt động tiếp khách thì được bao nhiêu tiền một suất – tất cả đều phải có định
mức, phải có chuẩn thì chúng ta mới dễ quản lý. Nếu không sẽ dẫn đến tranh cãi và chắc chắn
là sẽ bị lạm dụng. Ví dụ chúng tôi quy định CBCNV phải mặc áo đồng phục như thế này quần
đồng phục như thế kia, đội mũ theo quy định thì chúng tôi đều có những cái chuẩn được công
bố rõ ràng và nếu anh không làm như vậy thì không đạt chuẩn, nếu không đạt chuẩn thì phải
chế tài. Và có rất nhiều chuẩn và là do chính doanh nghiệp, nhà quản trị doanh nghiệp tự đặt
ra và nó là phù hợp với mong đợi với lại cái mục tiêu của doanh nghiệp.
Ứng dụng công nghệ thông tin. Trong công tác quản trị doanh nghiệp thời nay thì
việc ứng dụng công nghệ thông tin sẽ làm cho hiệu quả và năng suất lao động tăng lên rất
nhiều. Có rất nhiều phần mềm quản trị như phần mềm kế toán, phần mềm quản lý bán hàng,
phần mềm quản trị sản xuất, phần mềm quản trị kho, phần mềm quản trị khách hàng hoặc các
phần mềm quản trị khác nữa phục vụ công tác vận hành và điều hành doanh nghiệp. Đặc biệt
trong điều kiện nền công nghiệp 4.0 như ngày nay thì việc ứng dụng công nghệ thông tin là
điều tạo nên yếu tố cạnh tranh mạnh mẽ cho các doanh nghiệp.
Sổ tay văn hóa: Chúng ta có thể thấy được yếu tố văn hóa cực kỳ mạnh mẽ nếu như
chúng ta có một văn hóa hiệu quả, văn hóa không ngừng học tập, văn hóa chăm chỉ, văn hóa
yêu thương, văn hóa có trách nhiệm và tất cả công ty từ trên xuống dưới đều hướng tới giá
trị như vậy và vô hình chung ai vào đây đều bị ảnh hưởng môi trường vô hình này theo từng
ngày, từng người và làm cho công ty đi theo hướng tích cực. Còn nếu công ty với những giá
trị hỗn độn, giá trị lười biếng, giá trị nói dối, nói xấu, giá trị không khoa học, giá trị không
thiện lấn lướt thì môi trường đó công ty ấy sẽ là tiêu cực và công ty có vấn đề. Vậy nên là các
sổ tay văn hóa khi mà lãnh đạo muốn được các cán bộ công nhân viên mình làm theo hướng
nào thì họ có thể ban hành sổ tay văn hóa cho doanh nghiệp thì sau đó đào tạo, huấn luyện,
tuyên truyền, giáo dục cũng như sử dụng các chế tài để tạọ ra những cái nếp từ trong tư duy
của cán bộ công nhân viên, sau đến những hành vi hành động tạo ra nếp thói quen cho toàn
bộ doanh nghiệp.
Môi trường vĩ mô: Để xây dựng được một doanh nghiệp bền vững và hiệu quả cũng
như vận hành doanh nghiệp một cách trơn chu để đạt được những mục tiêu đi theo hướng của
mình đã định thì cái bánh đà này nằm trong sự ảnh hưởng từ phía của các môi trường vĩ mô
và môi trường ở đây có thể là môi trường kinh tế, môi trường chính trị, môi trường pháp lý,
môi trường công nghệ, môi trường dân số và địa lý. Cho dù bạn là một nhà quản lý cực kỳ
giỏi nhưng khổ nỗi bạn nằm trong vòng xoáy của tâm bão kinh tế hay là của tâm bão chính
trị hoặc là các tâm bão khác thì doanh nghiệp của bạn chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng theo. Tùy
thuộc vào điều kiện môi trường kinh tế vĩ mô của đất nước mà làm cho các chủ doanh nghiệp
luôn luôn phải để ý, phải để tâm quan sát những điều kiện kinh tế vĩ mô nhằm giúp cho mình
đi theo hướng phù hợp đi theo hướng thuận và phải đối mặt với những trận sóng, trận bão như
bão kinh tế chính trị, bão pháp lý và bão dân số, địa lý.

Lời khuyên của chuyên gia:
Để có thể xây dựng được hệ thống quản trị bài bản, chuyên nghiệp và bền vững thì chủ
doanh nghiệp và các CEO cần:
1. Hiểu được bức tranh tổng thể của hệ thống quản trị của nó gồm các yếu tố chính yếu
nào?
2. Nắm được Bánh đà quản trị là một mô hình tổng hợp đầy đủ các yếu tố căn bản của một
hệ thống quản trị bài bản cho doanh nghiệp.
3. Từng bước xây dựng các yếu tố có thể kiểm soát được trong bánh đà là yếu tố bên trong
của hệ thống quản trị.
4. Quan sát và hiểu biết về các yếu tố không thể kiểm soát được là môi trường vĩ mô để vận

-Tô Nhật- 

Chia sẻ:
Zalo
Messenger
Form liên hệ

Đăng ký nhận tư vấn