BẠN LÁI THUYỀN TRONG ĐIỀU KIỆN NHƯ THẾ NÀO?

Chia sẻ:

Khi các bạn xây dựng doanh nghiệp cho mình thì doanh nghiệp đó chắc chắn sẽ bị chi
phối bởi các môi trường trong xã hội đó là môi trường vĩ mô, môi trường kinh tế, môi trường
chính trị, pháp lí, môi trường công nghệ, môi trường dân số và địa lý….. Do vậy trong quá
trình vận hành doanh nghiệp, những người lãnh đạo đứng đầu doanh nghiệp đó sẽ phải quan
sát, nghiên cứu, nắm được các xu thế biến động của những môi trường nêu trên, dự báo tình
hình và có những kế hoạch thay đổi phù hợp cho doanh nghiệp mình, nếu không cũng giống
như là “Mũ ni che tai” (Nghĩa là làm ngơ và bàng quan mọi sự xung quanh) thì con thuyền
doanh nghiệp của bạn có thể sẽ gặp phải tình huống rất nguy hiểm trên con đường tìm kiếm
thành công. Những cơn bão, những guồng xoáy do môi trường biến động tạo nên sẽ đủ sức
quật ngã, đánh nát con thuyền của bạn nếu bạn chưa đủ lớn hoặc bị động tiến thẳng vào tâm
bão mà không tìm con đường khác tránh né giảm thiểu tối đa sự ảnh hưởng tiêu cực của môi
trường.. Việc nghiên cứu các môi trường mà ở đó con thuyền doanh nghiệp của chúng ta bơi
sẽ giúp người lãnh đạo tìm ra các biện pháp để thuận theo dòng nước bởi bơi thuận theo
dòng nước sẽ làm chúng ta đỡ tốn năng lượng hơn, đỡ tốn công sức hơn. Còn nếu chúng ta
cứ bơi ngược dòng, ngược sóng thì có thể con thuyền của chúng ta vẫn tiến lên nhưng nó sẽ
bị sóng cản lại và nó sẽ đẩy lùi con thuyền, và tốc độ sẽ chậm đi, thậm chí là không thể tiến
lên được mà còn bị đẩy lùi xuống. Như các bạn đã biết, việc có những thông tin nhanh, chính
xác, đầy đủ sẽ mang lại những giá trị tuyệt vời trong các quyết định đầu tư, chiến lược của
những lãnh đạo nếu không thì sai một ly sẽ đi một dặm. Do vậy, ứng dụng các phần mềm chat
như zalo, skype, whatsapp, wechat,… tạo thành các nhóm chung để trao đổi các nội dung
công việc, giúp mọi người từ lãnh đạo cấp cao xuống nhân viên đang làm việc ở tất cả các
vùng địa lý trên thế giới đều có thể nắm bắt thông tin, trao đổi tình hình công việc một cách
vô cùng nhanh chóng, chính xác. Đây là sự ưu việt, và xu thế phát triển tất yếu trong thời đại
4.0 này. Chúng tôi cũng nhanh chóng đưa ứng dụng Whatsapp vào là một trong những công
cụ trao đổi công việc chính của Tập đoàn và bất cứ nhân sự nào vào làm việc trong hệ thống
của AMACCAO đều phải cài đặt nó bởi chúng tôi thấy được những hiệu quả rõ rệt, khác biệt
mà nó mang lại so với khoảng thời gian trước đó.
Chúng tôi nhận thấy công nghệ là chìa khóa để tạo ra sự khác biệt nên chúng tôi luôn
luôn tiên phong nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ tiên tiến nhất về lĩnh vực của mình
ở trên thế giới để tạo ra những thứ mà chỉ chúng tôi mới có hoặc chúng tôi là số ít trong số
những đơn vị ở Việt Nam làm được. Tôi lấy ví dụ về ngành bê tông đúc sẵn, AMACCAO là
đơn vị duy nhất ở Việt Nam ứng dụng công nghệ của Anh Quốc để sản xuất bê tông trang trí
GRC (cốt sợi thủy tinh) đạt tiêu chuẩn của Anh và Mỹ, tiêu chuẩn 5 sao. Hay nhà máy nhựa
EuroPipe của chúng tôi cũng là 1 trong 3 đơn vị đầu tiên ở Việt Nam sản xuất được những
sản phẩm ống nhựa có đường kính lớn nhất D1200 (1.200 mm) và cũng là đơn vị duy nhất ở
Việt Nam bảo hành sản phẩm ống nhựa lên tới 30 năm vì chúng tôi đầu tư toàn bộ dây chuyền
công nghệ của châu Âu hiện đại nhất.
Còn nhiều ví dụ khác về việc quan sát môi trường công nghệ và nghiên cứu để ứng dụng
công nghệ vào trong sản xuất kinh doanh ở Tập đoàn AMACCAO để tạo ra sự khác biệt và lợi
thế cạnh tranh. Nếu ai đã từng có điều kiện đến thăm AMACCAO, chắc chắn sẽ thấy rằng chúng
tôi liên tục đổi mới, liên tục cập nhật những công nghệ tiên tiến và hiện đại, luôn đón xu hướng
phát triển của công nghệ để tạo lợi thế cạnh tranh so với các đơn vị khác cùng ngành nghề.
Một ví dụ khác về sự tác động của môi trường kinh tế dẫn đến các quyết định khôn
ngoan của nhà lãnh đạo:, Năm 2010 khi lãi suất ngân hàng bắt đầu có xu thế tăng lên 13%,
rồi 14%, rồi 15%…, khi đó chúng tôi có một số tiền thu hồi khấu hao đang gửi ở ngân hàng
để chuẩn bị cho đầu tư nhưng chưa dùng đến vì chưa tới thời điểm giải ngân, chúng tôi quyết
định nhanh chóng chuyền toàn bộ số tiền đó sang mua vàng và tại thời điểm đó ngân hàng
Techcombank lại có chương trình huy động vốn bằng vàng. Tại thời điểm chúng tôi mua
vàng năm 2010 lúc đó giá vàng là 26,5 triệu/cây – 27 triệu đồng/cây. Chúng tôi gửi ở đó được
khoảng một năm sau, khi chúng tôi cần rút ra để mua máy móc thiết bị thì giá vàng đã lên tới
38,5 triệu đồng/cây. Trong khi lãi suất ngân hàng liên tục bị tăng lên tới 18%, rồi 19%, thậm
chí còn lên tới 20% và hơn, điều này làm cho đồng tiền bị mất giá nghiêm trọng. Vì vậy khi
chưa thể giải ngân để đầu tư máy móc thiết bị, chúng tôi không thể để tiền nằm chết trong
ngân hàng và nhìn nó mất giá trị mà phải chuyển tiền thành vàng và nó đã mang lại hiệu quả
rất rõ ràng như các bạn có thể thấy được.
Có rất nhiều ví dụ khác mà môi trường vĩ mô ảnh hưởng trực tiếp tới doanh nghiệp
và chủ doanh nghiệp phải có đủ bản lĩnh và nhanh chóng ra các quyết định. Chẳng hạn cũng
vào năm 2012, khi đó nền kinh tế lên đỉnh của cơn bão khủng hoảng. Các doanh nghiệp kinh
doanh bất động sản thu hẹp lại đầu tư, các công ty xây lắp cũng vì thế mà hoạt động kinh
doanh cũng bị thu hẹp lại nên những đơn vị sản xuất vật liệu xây dựng như AMACCAO cũng
bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Việc làm bị giảm xuống và nhân sự bị dôi dư ra. Nếu chúng tôi
không làm gì mà cứ làm ngơ, đứng nhìn hàng mấy trăm con người hưởng lương mà việc làm
ít thì chúng tôi phá sản. Khi đó, Chủ tịch công ty đã kêu gọi mọi người hãy sẵn sàng ‘thắt
lưng buộc bụng’ bằng cách là từ lãnh đạo cho đến nhân viên xung phong nghỉ 2 – 3 ngày/tuần
không lương và một số vị trí nào mà thấy rằng có thể nghỉ ở nhà một thời gian để làm việc
riêng thì cũng hoan nghênh để chờ đến thời kỳ qua đi giai đoạn khủng hoảng sẽ quay trở lại
làm việc. Thực sự đó là một giai đoạn đáng nhớ khi mà tất cả cán bộ công nhân viên từ trên
xuống dưới đều rất vui vẻ và đồng thuận cao thực hiện lời kêu gọi của Chủ tịch công ty để
cùng nhau vượt qua giai đoạn khó khăn đó mà sau đó chúng tôi vẫn tiếp tục bên nhau để sau
khủng hoảng lại vùng lên. Như vậy chúng tôi vừa không bị mất nhân sự và lại kêu gọi được
anh em đồng thuận đoàn kết cùng nhau vượt qua khó khăn khủng hoảng.
Vậy nên chúng ta phải xem xét về các môi trường để từ đó thuận theo dòng nước, thuận
theo sóng để tiến lên, để đỡ được những vất vả.


Lời khuyên của chuyên gia: Chủ doanh nghiệp và CEO luôn cần phải:
1. Quan sát, tìm hiểu và lắng nghe những chuyển biến của các môi trường xung quanh: môi
trường kinh tế, môi trường chính trị, môi trường pháp lý, môi trường công nghệ, môi trường
dân số – địa lý.
2. Đánh giá mức độ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh
3. Chủ động phản ứng cũng như tìm ra cơ hội mới để duy trì và phát triển kinh doanh của

-Tô Nhật-

Chia sẻ:
Zalo
Messenger
Form liên hệ

Đăng ký nhận tư vấn