99,99% NGƯỜI GIÀU ĐỀU SỞ HỮU ĐIỀU NÀY (Phần 1)

Chia sẻ:

Bạn có thể nhìn thấy rất nhiều những con người, ví dụ như anh Đặng Lê Nguyên Vũ, anh Trần Bá Dương của THACO, anh Trần Đình Long của Hòa Phát, bạn hãy thử tìm hiểu về con đường xây dựng sự nghiệp của họ , tất cả họ đều đi lên từ hai bàn tay trắng. Vậy thì điểm chung của những người này là gì mà họ thành công được đến như thế? 

Tôi sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm nông, họ hàng anh em đều cày ruộng, chăn trâu chăn bò. Tôi ví đầu chúng ta như một luống đất, trong đó phần nhỏ là ý thức, phần to còn lại là tiềm thức. Ý thức giúp bạn có thể nhận thức một cách rất logic. Như việc mình nhận thức dậy sớm tập thể dục buổi sáng là tốt, muốn có cơ thể cân đối thì cần luyện tập kết hợp ăn uống hợp lý mỗi ngày. Nhưng khổ nỗi cái tiềm thức lại rất ưa rất nhớ những thói quen xấu như ngủ muộn. Bạn muốn dậy sớm, bạn đặt đồng hồ báo thức lúc 5 rưỡi nhưng khi chuông kêu, tiềm thức lại lải nhải “thôi, sớm quá rồi, không chịu được, thôi nay nghỉ đi hoặc đến muộn chút cũng không sao”, thế là bạn lại vứt đồng hồ đi, tiếp tục ngủ đến 7h. Một khi ý thức với tiềm thức mâu thuẫn lẫn nhau thì thường cái tiềm thức sẽ thắng, thói quen bao giờ cũng dễ dàng hơn. Ví dụ cái tiềm thức của mình nhận định rằng hút thuốc lá chả sao đâu mà, hút có tí thế thôi, thơm phổi các thứ thì dần dần nó cũng trở thành niềm tin. Tin rồi thì không cần bỏ thuốc nữa, có sao đâu. Nhưng những ông nhận định hút thuốc là ho, là viêm phổi, là ung thư thì cả đời chẳng dám động vào thuốc, đấy cũng là niềm tin. Đã là góc nhìn thì đối với mỗi người sai đúng nó khác nhau lắm. Xuất phát từ ý nghĩ tốt thì dần dần tiềm thức sẽ có niềm tin đúng đắn. 

Vào năm 1989, anh trai tôi hồi đó vẫn đang học Cao đẳng Sư phạm, có học bổng và ra trường có việc làm. Ông ấy luôn khao khát giàu có, ông viết vào tờ lịch treo tường ngày mùng 1 Tết, khai bút đầu xuân chỉ 2 từ thôi đó là “phú quý”. Hai anh em thì thương nhau thân nhau lắm, anh bảo với tôi “Em à, nay mai nhà mình sẽ giàu có. Anh sẽ xây được cái nhà to nhất làng” dù thời điểm đó nhà tôi rất là nghèo. Ông ấy nói thì tôi cũng vâng thôi, chưa nghĩ gì đến cái tương lai ấy đâu nhưng tôi thực sự muốn điều ấy. Và suy nghĩ về sự giàu sang là anh tôi gieo vào đầu tôi. Ban đầu ta phải có ước mơ, chính ước mơ ấy sẽ lái chúng ta đi theo con đường để tiến ngày càng gần tới ước mơ của mình. Sau Tết, ngay năm ấy anh tôi nghĩ đến việc bỏ nghề nhà giáo, mà sắp ra trường rồi, tốt nghiệp cái là có việc làm luôn. Nhà giáo thì muốn đời nghèo, trong khi đó bác Tưởng ở trong thôn – thông gia với nhà tôi giàu lên rất nhanh nhờ đi coi thầu, đi làm xây dựng. Thấy người ta nhờ công việc đó mà trở nên giàu nhất làng thì anh tôi mới bỏ ngang việc học, đi thi vào 3 trường là Xây dựng, Kinh tế quốc dân và Giao thông vận tải. Đỗ cả 3, thời ấy là giỏi lắm những đâu có dám nói với bố mẹ, khoe 1 cái là ông bà phản đối ngay. Anh ấy chỉ dám hé lời với mỗi anh cả. “Thôi chú cứ học sư phạm đi, biết là chú vào được mấy trường kia không dễ nhưng ra trường còn phải lo công việc các thứ, chưa kể tiền học cũng không ít” – anh cả tôi kịch liệt phản đối. Nhưng cuối cùng thì anh Năm tôi vẫn giấu mọi người, từ bỏ sư phạm để theo học xây dựng. Chính ước mơ, ý chí sẽ định hướng tương lai, trước hết là thay đổi hiện tại của các anh chị.

Câu chuyện thứ hai là về ông Chung Ju-yung – người sáng lập, cố chủ tịch tập đoàn Huyndai. Bạn hãy đọc cuốn sách “Không bao giờ thất bại, tất cả đều chỉ là thử thách”. Ông là một người chưa học hết phổ thông trung học, sinh ra trong một gia đình nghèo ở Bắc Triều Tiên với 8 anh chị em. Là anh cả trong một gia đình làm nông, ông bố thì rất cổ hủ với tư tưởng trưởng nam phải nối nghiệp cha ông. Ông bố chỉ muốn con ở nhà làm ruộng và chăm lo cho các em. Nhưng ông Chung Ju-yung không muốn thế. Suốt ngày phải chứng kiến bố mẹ cãi nhau rồi đánh anh em mình vì nghèo, đặc biệt là vào mùa đông, khi tuyết rơi dày và không cày cấy gì được thì gia đình ông cãi cọ càng nhiều hơn, khiến ông càng chán nản. Vì chán cái cảnh ấy nên ông ấy muốn làm giàu, đi khỏi nơi tù túng đói nghèo này và thế là ông ấy bỏ đi. Khi đang trên đường đến Seoul cùng với bạn thì ông ấy bị bố phát hiện, lôi cổ về. Lần thứ hai cũng thế, ông ấy nản quá tu chí làm nông nhưng cuối cùng vẫn bị những tiếng cãi nhau làm thôi thúc lên ý chí làm giàu, ông quyết chí đi thêm lần nữa, ra được Seoul với 40 Won tiền bán bò của cha mẹ. Lần này chuyên nghiệp hơn lần trước, có của mang đi, ông vay thêm được 30 Won nữa, định đi học lớp sơ cấp kế toán nhưng bố ông thấy cái giấy báo nhập học của con nên lại mò ra để lôi con về. Ông bố sau 2 lần cũng rút kinh nghiệm, lần này chơi bài tình cảm, khóc lóc các kiểu, ông ấy mủi lòng nên mới về. Sau khi về nhà, cái ý chí nó lại thiêu đốt đến không chịu được, cuối cùng vẫn phải ra đi. Bố ông lần này chịu rồi, để kệ cho đi, nghĩ con hết tiền sẽ về. Ra phố thì ông ấy có làm gì to tát đâu, làm công nhân kiếm sống, cùng với đó thì theo học lớp sơ cấp kia, tiền chẳng đủ thuê nhà, phải ở bờ ở bụi, ở nhà bỏ hoang. Nằm trên cái tấm gỗ giữa nhà để ngủ thì người ông ấy đột nhiên nóng ran rồi mẩn ngứa, rệp bâu đầy người. Tức giận vì ngày làm đã mệt rồi mà đêm còn không ngủ được, ông mới mò xem nhà có cái gì xử lý rệp không, cuối cùng ông lôi được 4 cái bát tô. Ông đổ nước vào 4 cái bát ấy rồi đặt cái phản gỗ lên sao 4 cái bát ở 4 góc, thế là rệp nó không bò được lên. Nghe cũng hợp lý, cvui vui được tầm nửa tiếng thì ông lại thấy rệp đốt đầy người. Lạ thật, rõ ràng không có con rệp nào bò từ dưới đất lên được, thế là ông ấy mới nhìn lên trần nhà thì ôi thôi cả một cái đội quân rệp đang ở trên đầu và cứ thế đáp xuống người. Một ý nghĩ nảy ra, ông ấy vỗ đùi. À, rệp nó tìm đủ mọi cách để đốt mình, không từ dưới lên thì từ trên xuống, nó nhỏ bé như thế còn không bỏ cuộc nữa là mình. Câu chuyện của ông ấy đã truyền cảm hứng rất lớn cho tôi, xuất phát điểm của ông ấy không qua đại học, không bằng cấp gì cả nhưng khi ông ấy thành công, cả thế giới công nhận những đóng góp của ông thì người ta phải mời ông ấy đến để trao tấm bằng Tiến sĩ danh dự của Một trường danh tiếng tại Anh quốc. Ông ấy là một trong số những người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới và đến từ Hàn Quốc. Trước Hyundai đứng đầu, giờ thì chỉ đứng sau SamSung thôi, Doanh số của Hyundai bây giờ là hơn 300 tỷ $, gần bằng GDP nước ta. Mặc dù ông ấy đã mất được mấy chục năm rồi nhưng đế chế ấy vẫn liên tục phát triển. Đó là Tay trắng dựng cơ đồ, và cơ đồ đó không bao giờ chết

Và người thứ 3 tôi muốn nhắc đến là một ông tỷ phú Thái Lan. Ông ấy sở hữu một cái bất động sản, một khu công nghiệp 500 hecta ở Đồng Nai. Lúc khởi nghiệp ông ấy chỉ có 25 xu Thái, chẳng khác gì tay trắng cả và đến bây giờ ông ấy đã trở thành một trong số những người giàu có nhất Thái Lan, thậm chí là Đông Nam Á, châu Á. Bạn có thể nhìn thấy rất nhiều những con người, ví dụ như anh Đặng Lê Nguyên Vũ, anh Trần Bá Dương của THACO, anh Trần Đình Long của Hòa Phát, bạn hãy thử tìm hiểu về con đường xây dựng sự nghiệp của họ , tất cả họ đều đi lên từ hai bàn tay trắng. Vậy thì điểm chung của những người này là gì mà họ thành công được đến như thế? Tất cả là vì họ có Ý CHÍ 

Chi tiết nội dung tại đây:

Chia sẻ:
Zalo
Messenger
Form liên hệ

Đăng ký nhận tư vấn