7 KỸ NĂNG GIÚP BẠN TRỞ NÊN GIÀU CÓ

Chia sẻ:

Thiếu tiền không phải là vấn đề, quan trọng hơn cả, thiếu kỹ năng mới đáng quan tâm. Nếu bạn thiếu kỹ năng thì mặc dù có bao nhiêu tiền đi chăng nữa rồi cũng sẽ sớm hết thôi. Ngay bản thân tôi cũng thế, với xuất thân từ một cậu bé nông thôn nghèo tôi đã gây dựng và trở thành triệu phú đô la. Không chỉ tôi, mà rất nhiều triệu phú, tỷ phú trên thế giới đã đi lên từ hai bàn tay trắng như: Phạm Nhật Vượng, Trần Bá Dương, Trần Đình Long hay như các nhà Tỷ phú Thế giới: Jack Ma, Bill Gates, Elon Musk….rất nhiều tỷ phú khác đã trở thành những nhà Tỷ phú triệu đô từ hai bàn tay trắng. Vậy họ đã sở hữu những kỹ năng nào để họ trở nên giàu có. Trong bài viết hôm này, tôi sẽ chỉ cho bạn 7 kỹ năng để bạn trở nên giàu có nếu bạn có thể làm chủ các kỹ năng này.

7 kỹ năng giúp bạn trở nên giàu có (tại đây)

Đối với bạn, thiếu tiền có phải là vấn đề không? Còn đối với tôi, đó chưa bao giờ được coi là vấn đề. Việc thiếu kỹ năng để kiếm được tiền mới là vấn đề.

Nhiều người họ kiếm được một khoản tiền rất lớn chỉ trong một thời gian ngắn, có thể là do họ trúng xổ số hoặc có một tài năng đặc biệt, được nhiều người ghi nhận. Nhưng có khi khoản tiền như thế chỉ “rơi trúng đầu” một lần trong đời, tiền đến nhanh thì cũng đi nhanh và chẳng mấy chốc họ quay trở lại với chữ nghèo, thậm chí còn thảm hơn cái lúc trước khi có tiền. Tại sao lại như vậy? Tôi thấy đơn giản là bởi người ta thiếu hoặc không làm chủ được cái kỹ năng để có tiền, giữ tiền và trở nên giàu có. Xuất phát điểm của tôi cũng từ chữ nghèo như bao anh em làm kinh doanh, trước khi trở thành triệu phú Đô la như bây giờ, tôi chỉ là một cậu bé nhà nông thiếu ăn thiếu mặc. Tôi đi lên từ hai bàn tay trắng, tôi chưa phải những tấm gương điển hình như anh Phạm Nhật Vượng, anh Trần Bá Dương, anh Trần Đình Long hay bên Trung Quốc thì có ông Jack Ma rất nổi tiếng, họ hiện tại đều là tỷ phú cả rồi nhưng tôi chỉ nhắc đến điểm chung của chúng tôi là đều bắt đầu kinh doanh từ con số 0. Vậy người ta làm thế nào để trở nên thành công như ngày hôm nay? Mỗi người có cho mình một công thức riêng để giàu có, tôi cũng còn phải cố gắng hơn nữa để sánh vai với những doanh nhân thành đạt trên nhưng với những gì đã đạt được, tôi muốn chia sẻ với mọi người 7 kỹ năng để bạn có thể giàu có. Trong lúc theo dõi và lắng nghe, bạn hãy thử chấm điểm bản thân xem mình đã biết hay thành thạo kỹ năng đó chưa trên thang điểm từ 0 đến 10. 0 thể hiện rằng kỹ năng ấy rất mới lạ với bạn, còn 10 cho thấy bạn đã hoàn toàn làm chủ được kỹ năng, điều đó được chứng thực ở thương trường quốc tế. Nếu có điều kiện, hãy cho tôi biết bạn đang ở mức điểm nào để chúng ta cùng học hỏi, trang bị đầy đủ những công cụ trên, hoàn thiện bản thân trước khi bắt đầu dấn thân vào con đường kinh doanh. 

Kỹ năng quan trọng số 1 mà tôi muốn giới thiệu ngay đây chính là kỹ năng bán hàng, chúng ta vẫn gọi là chốt sales. Một khi bạn có khả năng đọc vị được khách hàng, đoán định được tâm lý của họ, mong muốn của họ, thậm chí khai thác thêm được những thông tin từ khách thì bạn hoàn toàn có thể khiến họ hài lòng về sản phẩm của mình và mua với một thái độ vui vẻ. Thuyết phục khách hàng sử dụng được dịch vụ của mình, thậm chí chốt được với họ những hợp đồng lớn và khả năng ấy của chúng ta vẫn luôn được duy trì hoặc ngày càng tiến bộ chứ không chỉ mang tính chất từng mối theo thời vụ, đấy là mục đích mà tôi muốn hướng tới. Rộng hơn nữa, kỹ năng bán hàng cũng chính là kỹ năng thuyết phục, khiến đối phương vừa ý và hành động theo hướng “có lợi” cho mình. Ta có thể vận dụng khả năng ấy của bản thân để trao đổi với nhà cung cấp sao cho doanh nghiệp bạn nhận được nhiều ưu đãi nhất, để động viên, “lôi kéo” anh em đồng nghiệp đi theo và góp sức cho bạn, cùng bạn đồng hành, để thuyết phục  những bên như ngân hàng, họ sẽ cho bạn vay một khoản lớn hơn, lãi suất vừa phải, thời hạn thoải mái hơn… hay để những cá nhân, tổ chức trong cơ quan nhà nước ủng hộ, phê duyệt những đề án, chương trình của công ty bạn đề xuất. Đây là kỹ năng mà tôi cho rằng là quan trọng hàng đầu để tiền lũ lượt về túi bạn 

Kỹ năng số 2 bạn cần phải rèn luyện là Nói trước đám đông. Nhiều người sợ việc phát ngôn trước công chúng, đây có thể là bóng đen tâm lý khiến họ chùn bước, cứ nghĩ đến việc trở nên ngớ ngẩn, dễ sai lầm trước nhiều người là bạn e ngại chần chừ. Khi thấy mọi được đang lắng nghe, quan sát thì đột nhiên đôi chân ta đông cứng tại chỗ, tay ướt nhẹp mồ hôi, mắt hoa hoa, đầu không nghĩ được gì … có thể nói rằng đây là phản ứng chung của chúng ta. Điều này thể hiện ta là một người có chút “yếu bóng vía”, thiếu tự tin và chưa sẵn sàng đón nhận những thay đổi lớn của cuộc đời. Quen đối diện với mỗi bản thân hay những người bên cạnh, chưa dám giao tiếp với đám đông thì chưa thể giàu được. Bản chất của sự giàu có là khiến tiền của thiên hạ trôi về ví mình mà. Khởi đầu là nói chuyện trôi chảy bình tĩnh trước nhiều người, tiếp theo là truyền tải ý tưởng của mình với họ, thuyết phục người ta lắng nghe và tin tưởng vào những gì bạn nói, xa hơn là giao tiếp để biến người ngoài từ lạ thành quen. Giao tiếp hiệu quả là khi cuộc nói chuyện của ta với họ không khác gì bạn bè, anh em, đồng đội … trao đổi với nhau. Tất cả những nhà lãnh đạo xuất chúng trên thế giới đều có khả năng nói chuyện trước đám đông, thậm chí được đám đông công nhận. Ví dụ như Tony Robbins, Steve Jobs, Warren Buffett, Donald Trump, … cách nói chuyện của họ đều vô cùng hấp dẫn, lôi cuốn, họ có tiếng nói không chỉ giới hạn ở lãnh thổ quốc gia. Không thể coi nhẹ kỹ năng này, có thể bạn chưa có gì trong tay nhưng nếu lời nói của bạn có trọng lượng trước đám đông thì chính họ sẽ đặt niềm tin vò đôi tay bạn và cho bạn cơ hội hiện thực hóa những gì mình dám nói 

Muốn giàu có, bạn không thể không biết đến kỹ năng quản trị sự ưu tiên hay còn gọi là quản lý thời gian. Mỗi chúng ta đều chỉ có 24h 1 ngày, chẳng ai hơn ai 1 phút 1 giây nào. Nếu bạn có kế hoạch sử dụng quỹ thời gian của mình một cách hợp lý thì bạn sẽ có thể tối ưu hóa cuộc đời và giá trị của mình, những gì ta đạt được sẽ càng nhiều càng chất lượng hơn. Kiến thức này thầy cô, nhà trường không chỉ dạy cho bạn quá nhiều, phần lớn trong số đó ta phải tự học, tự trải nghiệm qua thực tế. Kỹ năng này mở đầu bằng việc bạn phải liệt kê ra những gì mang lại lợi ích tối đa, giúp bạn tiến gần hơn tới mục tiêu lớn của bạn thân. Chỉ khi viết ra thì ta mới có sự cân đo đong đếm cái gì là tốt nhất và ta phải làm lần lượt từng bước như nào, không thừa không thiếu, cùng với đó, một lần viết là một lần khắc ghi chí hướng để ta đi đúng con đường đã chọn. Nếu không có một kế hoạch cụ thể, ta sẽ giống kiểu việc gì đến tay thì làm và cuộc đời ta bị cuốn vào những việc không đâu – nhàm chán và vô bổ. Nhiều khi ta chỉ cần liệt kê từ 3-5 đề mục liên quan đến công việc quan trọng cần xử lý trước trong ngày thì bạn đã dần áp dụng được kỹ năng này và có được một ngày sống và làm việc hiệu quả. Biết việc làm nên được ưu tiên không chỉ giúp chúng ta tiết kiệm được thời gian, công sức mà còn khiến cho mọi người giúp ta hoàn thành thêm thật nhiều kế hoạch. Càng cụ thể thì càng dễ trao quyền, bạn chỉ cần nghiệm thu kết quả mà người khác làm cho mình, khi đó thì những việc quan trọng đã có anh em đồng nghiệp giúp đỡ bạn, ta vẫn có được hiệu quả tối ưu và cả thời gian để làm những việc mình muốn, không cần xét trên lợi ích nữa.

Tiếp theo là kỹ năng lãnh đạo, khả năng dẫn dắt đội nhóm của bạn cùng thành công. Kinh doanh chưa bao giờ là trò chơi cá nhân, kết quả của cả nhóm chính là kết quả của mỗi chúng ta chứ đi một mình thì rất rất khó có thể đi đến cái đích cuối cùng, Đội nhóm của bạn có sức mạnh để tiến tới thành công, có đang làm việc hiệu quả để nhanh chóng thành công hay không, tất cả phụ thuộc vào khả năng của người lãnh đạo. Giới hạn của cả nhóm chính là điểm nút được tạo nên bởi người đứng đầu. Lời khuyên của tôi là càng giàu có thì càng phải lãnh đạo được thật nhiều người. Ví dụ như anh Vượng, dưới trướng anh ấy có hàng trăm nghìn con người, công sức của một mình anh ấy có lớn đến đâu cũng không thể xây dựng nên đế chế Vin như ngày hôm nay. Ở Amaccao chúng tôi, đầu tàu, thuyền trưởng hiện đang dẫn dắt trên 4000 con người. Lãnh đạo như tôi có vai trò truyền tải sứ mệnh, tầm nhìn, động lực và nguồn cảm hứng cho anh em nhân viên, từ đó mọi người sẽ chủ động cống hiện xây dựng cho tổ chức và cùng chúng tôi đạt được mong muốn, mục tiêu lớn của cả doanh nghiệp. 

Nghe có vẻ hơi lạ những kỹ năng thứ 5 mà tôi muốn chia sẻ với bạn là Kỹ năng viết. Đó không phải và cũng không đơn thuần là việc chúng ta phải viết văn, viết sách hay làm luận văn luận án như ở môi trường đại học, chữ “Viết” ở đây là viết blog, có những bài trên các phương tiện truyền thông, trên web để khẳng định mình và truyền tải nhiều thông điệp, nhiều ý tưởng của của bản thân đến mọi người. Đó sẽ là những dòng chữ tác động, gây ảnh hưởng tới người khác, họ sẽ theo dõi ta từ những nền tảng này vì thông tin ta đem lại cho họ thật sự hữu ích. Khiến người khác tò mò và “đọc” ta, dần dần họ sẽ muốn biết thêm biết nhiều hơn nữa và mong muốn liên hệ với ta qua nhiều cách. từ đó mua hàng của ta hăng say hơn. Nhiều khi nghe một người nói, ta cũng có thể biết được tính cách của người đó như thế nào, họ có uy tín không, ta có tin tưởng và đồng ý với những gì họ truyền đạt không? Viết để cho những người có thể là khách hàng hay anh em bạn bè đồng nghiệp của ta sau này có thêm thông tin và chủ động dõi theo, tìm đến ta. Chính tôi cũng đang quảng cáo bản thân trên rất nhiều những nền tảng và quả thật tôi thu hút được rất nhiều người quan trọng đến với mình. 

Một kỹ năng nữa mà ta cần phải làm chủ là kỹ năng quản trị tài chính. Ở đây là việc ta phải làm sao để kiếm, kiểm và nhân số tiền mình đang có, sẽ có. Kiếm được đã khó, giữ được nó  và làm cho tiền đẻ ra tiền còn khó hơn. Quản trị đồng tiền là một nghệ thuật, ta phải biết khéo léo vận dụng khả năng và kiến thức học hỏi của mình, biết cách đọc báo cáo tài chính – công cụ hiệu quả giúp chúng ta thống kê và xem xét dòng tiền có đang đi đúng ý mình hay không, có khả năng sinh lời như thế nào và tiếp theo đây ta nên kinh doanh theo kế hoạch ra sao để tiền ngày càng tăng. Ở trường, chúng ta hơn nhau ở cái bằng khá bằng giỏi nhưng ra đời thì không ai hỏi đến cái đó, người ta chỉ quan tâm bạn có đang phát triển hay không. Từ con số ấy, người khác cũng như bản thân bạn có thể biết được bạn đang lỗ lãi thế nào, các con số có vấn đề ở đâu, chi phí đang cao hay tồn kho đang nhiều, nợ nần rủi ro đến mức nào để đưa ra các quyết định mang tính sống còn cho doanh nghiệp. Nhiều khi những con số thống kê ấy nó thần kỳ lắm, nó hiển hiện rất nhiều thông tin để bạn biết phát huy điểm mạnh, khắc phục những thiếu thừa sai sót chứ tiền mặt trong tay mình hôm nay, ngày mai chưa chắc đã còn, đã đủ để trả nợ. Kinh doanh gà mờ, lời lãi nhập nhằng, không có sự xem xét điều chỉnh ở các khâu thì sớm muộn gì khách hàng, nhà cung cấp, đối tác, thậm chí là ngân hàng sẽ xem bạn như chong chóng, đồng nào bạn kiếm được thì người ta cùng bóc đi bằng sạch, đến lúc cạn tiền thì đã muộn. Tiền lúc nào cũng có khả năng mất đi thì biết bao giờ ta giàu được

Kỹ năng cuối cùng trong bài học 7 kỹ năng tôi đã nói ở trên chính là việc làm chủ tư duy. Bạn cần phải kiểm soát được tâm lý và cảm xúc của mình, đừng để những lúng túng, sợ hãi, thất vọng, tiêu cực, giới hạn khiến bạn chùn bước. Chúng ta sẽ bỏ qua rất nhiều cơ hội của cuộc đời mình do sự trì hoãn hay những cảm xúc cản trở sự nhạy bén sáng suốt của ta, khiến ta cứ chờ đợi, cứ tốn thời gian chuẩn bị vì sợ làm sai, tổn thất và cuối cùng là thất bại. Một khi trưởng thành hơn, chắc chắn ta sẽ hối hận vì những lần bỏ lỡ ấy, rằng khó khăn bên ngoài chưa ập đến thì tự mình đã ngáng chân, đã đeo đá lên người mình, Nếu bạn đã từng đọc cuốn sách Nghĩ giàu làm giàu của Napoleon Hill, bạn sẽ thấy ông ấy đánh giá vô cùng cao việc bạn làm chủ bản thân của mình. Gạt qua những tư duy nhỏ nhặt không đáng nghĩ thì ta mới có thể nghĩ tới những điều lớn lao, rằng bộ não của ta sẽ được nuôi lớn bởi những điều tốt đẹp, tích cực. Nếu ta không thể làm chủ mình thì người khác sẽ dễ dàng nhận ra điều đó và định hướng ta, điều khiển ta theo hướng có lợi cho họ. Lão tử có nói một câu, đại ý là khi ta làm chủ người khác thì điều đó chỉ thể hiện là ta mạnh, còn nếu ta làm chủ được chính mình, đấy mới gọi là quyền lực đích thực

Bạn đã đạt được bao nhiêu phần trăm trong số 7 kỹ năng này? Những gì bạn có ở hiện tại đã đủ để bạn thành công chưa? Hãy học hỏi và rèn luyện những kỹ năng trên, cuộc sống thịnh vượng chỉ còn là vấn đề thời gian. 

Xem chi tiết: 7 kỹ năng giúp bạn trở nên giàu có (tại đây)

Chia sẻ:
Zalo
Messenger
Form liên hệ

Đăng ký nhận tư vấn