4 Kỹ năng phải có của chủ doanh nghiệp thành công

Chia sẻ:

Nếu bạn muốn thành công thì bạn phải trải qua 1 khâu mà tôi gọi là tưới bón: tưới nước, chăm bón cái cây ước mơ của bạn, trước hết là để bồi cho nó một bộ rễ chắc khỏe, từ đấy cây của chúng ta mới ra lá ra cành, sinh sôi phát triển, cuối cùng là đơm hoa kết trái. Và đặc biệt cần ghi nhớ 4 kỹ năng dưới đây, chủ doanh nghiệp chắc chắn thành công. 

4 Kỹ năng phải có của chủ doanh nghiệp thành công

Giai đoạn thứ hai là Feeding. Tôi gọi nó là tưới bón. Vậy cụ thể tưới bón là gì? Tôi ví dụ như việc trồng một cái cây, cứ để mặc nó tự sinh tự diệt thì với bản chất là cây trồng (khác với cây dại, sinh trưởng hoang dã nhé) nó sẽ bị tự nhiên khắc nghiệt vùi dập. Cơ hội tồn tại mong manh lắm, độ ẩm không đủ thì đất khô, cây thiếu nước, mà ngập úng thì nó thối rễ. Rồi điều kiện nhiệt độ, lạnh quá nóng quá cây cũng chết. Thiếu chất thì nó còi cọc, dư thừa dinh dưỡng cây cũng biến dạng. Vậy nên nếu muốn nó phát triển khỏe mạnh, đúng mong muốn của người trồng thì ta phải chú ý tưới nước, bón phân, đảm bảo cho cây điều kiện thích hợp. Không có bàn tay con người tác động, cây trồng sẽ tự lớn, tự chống chọi với muôn vàn khó khăn. Cái hạt gieo xuống chưa chắc đã thành cây, có sống được cũng không đạt yêu cầu để thu hoạch. Con người cũng thế, ước mơ của chúng ta không khác gì cái hạt đó, cái cây con đó. Nếu chúng ta không hun đúc, nuôi nấng ước mơ thì sớm muộn nó cũng lụi tàn. 

Anh trai tôi muốn làm giàu, nhưng cái ước mơ sâu thẳm trong lòng là có thể làm chủ doanh nghiệp. Nhiều người cũng như anh tôi, đi học xây dựng nhưng rồi họ đầu quân vào công ty Delta của thầy Trần Nhật Thành, công ty Licogi, Vinaconex, họ thăng tiến được đến những vị trí cao như kỹ sư xây dựng, kỹ sư trưởng, giám đốc điều hành, giám sát dự án…, đó cũng là một cuộc đời, một sự chọn lựa. Anh tôi thì khác, anh đã nung nấu ước mơ khởi nghiệp để có cho mình một cơ ngơi riêng, hồi còn là sinh viên ông ấy đã học người ta, tập tọe đi nhận công trình rồi. Ông đi bán hàng rồi tranh thủ học hỏi thực tế, vừa học vừa hành luôn. Hồi ấy tôi vẫn đang học ở đại học Kinh tế quốc dân, tôi theo ông ấy xách vữa, thấy anh mình nhận công trình rồi đi đo đạc các thứ, coi như tự tạo công việc cho mình trước khi tốt nghiệp thì tôi cũng phục và muốn giúp đỡ anh. 

Lời khuyên của tôi dành cho mọi người là nếu đã muốn làm doanh nhân thì đừng để cái ước mơ của mình héo mòn, trụi lá mất, phải chăm cho nó ra rễ rồi từ cái rễ còi lớn dần thành một bộ rễ to khỏe. Anh tôi vun đắp ước mơ bằng từng xô vữa, xách vừa nặng vừa nhem nhuốc nhưng thấy vui vì nó là thứ mình muốn và để nhắc nhở bản thân đây là lựa chọn của mình, giờ xách cho quen để sau này còn xách nữa. Và chỉ lo chuyện vôi vữa thì doanh nghiệp mở ra có mà bán cho trâu, anh tôi tự tích cóp lấy kinh nghiệm bán hàng bên cạnh chuyên ngành chính là xây dựng – ước mơ của chúng ta cần được bồi đắp bằng nhiều cách. Miễn sao cho nó đứng vững được. May mắn là từ năm 15 tuổi tôi đã đi bán hàng rồi, nhà mình nghèo, lúc ấy nghề gì xoay được ra tiền là tôi thử. Người ta vẫn nói “Đói thì đầu gối phải bò”, đứng lên mà kiếm tiền chứ ngửa tay xin ai. Tôi buôn từ rượu đến pháo, rồi thuốc lá… tôi chơi lắm thứ lắm, đến su hào bắp cải tôi cũng buôn qua rồi. Lấy hàng từ Đông Anh chỗ mình mang ra Chợ Thành Công, chợ Thanh Xuân, Xuân Đỉnh – hạt giống kinh doanh trong tôi nảy mầm từ đây. Có ước mơ mà không nỗ lực để nó bám rễ thì ước mơ ấy cũng chỉ là mong muốn nhất thời, mơ thì thích nhưng tỉnh là quên. 

Mơ ước trở thành chủ của một doanh nghiệp bền vững cần một cái chân rễ nữa, đó là tài chính. Ta phải có kiến thức về quản lý tài chính. Ông Robert Kiyosaki kể trong cuốn Cha giàu cha nghèo rằng ông cha giàu tuy chỉ học hết lớp 12 thôi nhưng ông ấy giàu đến lúc chết. Đi rồi còn để lại 150 triệu $ cho con cháu đời sau. Chứ cha ruột của Robert Kiyosaki – tiến sĩ giáo dục của Harvard thì đến chết vẫn nghèo. Thì đấy, người cha giàu đã động viên Robert Kiyosaki hãy làm kinh doanh để có cuộc sống khấm khá và khuyên ông trước hết phải học bán hàng. Vậy nên từ lúc 9 tuổi ông ấy đã cùng với một ông tên Michael đi bán hàng rồi. Câu chuyện nữa về Warren Buffett, tỷ phú bán báo từ năm 13 tuổi. Rồi Bill Gates cũng từng buôn bán lúc tầm tuổi ấy. Rất nhiều người bây giờ là  doanh nhân thành đạt đều bắt đầu sự nghiệp kinh doanh từ việc bán những thứ thứ nhỏ bé đời thường. Người Việt – anh Đặng Lê Nguyên Vũ cũng khởi nghiệp bằng công việc bán cà phê rang dạo, lóc cóc đạp chiếc xe đạp đi khắp phố phường. Không thể không kể đến anh Vượng – Phạm Nhật Vượng, ban đầu làm việc trong nhà hàng rồi chuyển sang bán mì tôm ở xứ người, thấy thị trường cần gì là bán đấy. Anh ấy trực tiếp đứng ở cổng chợ bên Ukraine, giới thiệu từng gói mì cho khách Đông Âu đi qua, vất vả lắm nhưng cái máu kinh doanh nó thế. “Em chịu khổ được, em cũng muốn là doanh nhân nhưng khó quá, em chưa biết làm thế nào” Tôi nói đã muốn thì phải học, phải thật nghiêm túc học hỏi. Còn học ở đâu thì xin thưa là đây này, lớp của thầy Tô Nhật là tôi. SBM Camp – Trại Huấn luyện bậc thầy bán hàng đột phá sẽ giúp các bạn từ zero trở thành hero. 

Ông cha giàu còn nhắc nhở con phải học tài chính, phải quản lý được đồng tiền của mình. Quay trở lại câu chuyện của ông Chung Ju-yung, làm công nhân một thời gian, kết thúc khóa học sơ cấp kế toán thì ông xin được vào một cửa hàng bán gạo tên là Phục hưng. Ông bà chủ cũng có tuổi rồi, con trai nhà ấy thì chơi bời lêu lổng. Vào làm thì ông ấy rất cố gắng, rất chăm chỉ chở từng bao gạo. Có một hôm trời mưa đường trơn, xe gạo ông ấy chở bị đổ, gạo văng tung tóe ra đất rồi ướt bẩn hết. Ông ấy sợ bị đuổi việc chứ không phải sợ mắng nhé, đánh mắng thì làm sao so được với bố ông. Thế là Chung gom hết cả gạo lẫn đất bẩn về, mặt mũi lấm lem, lo lắng đến phát khóc mà ông bà chủ chỉ cười vì thấy cậu này thật thà. Rút kinh nghiệm sau lần làm tổn thất của cửa hàng 1 bao gạo, cũng vì sự vị tha của chủ mà ông ấy đã cố gắng để nghiên cứu ra cách có thể chở 1 lúc được 2 bao gạo an toàn đến người mua. Cả khu chợ xứ Hàn ấy, ông là người đầu tiên làm được điều đó. Chung giúp cửa hàng bán được nhiều gạo hơn hẳn trước kia, tự dưng lượng tiền kiếm được nhiều lên đáng kể, sẵn với kiến thức kế toán trước đó, ông ấy coi hàng gạo như chỗ thực tập, như “doanh nghiệp” của mình. Được học qua về thống kê, ông bắt đầu sắp xếp các bao gạo theo chủng loại giá tiền các thứ để dễ thấy, dễ kiểm soát và thực sự trăn trở để cửa hàng ngày một phát triển. Dốc sức khoảng 4 năm, ông bà chủ cũng tuổi cao sức yếu, không muốn bán hàng nữa, đứa con thì ham chơi chẳng nhờ được nên cuối cùng cửa hàng được nhượng lại cho Chung đi kèm với sự giúp đỡ, tin tưởng của người chủ. Chung nghiễm nhiên trở thành chủ một “doanh nghiệp”, nhưng sự nghiễm nhiên đó không phải là ngẫu nhiên đâu. Ông ấy thích đọc sách và đã nghiền ngẫm biết bao nhiêu quyển về kinh doanh, về cách trở thành doanh nhân thành đạt. Chung rất chăm chỉ, ngày đi làm vất vả, tối về đọc sách – cả một quá trình học tập bền bỉ. Kiến thức từ sách trước tiên được vận dụng để bán gạo, đó chính là cái rễ cho Huyndai sau này. Rồi anh trai tôi, nói là đi làm thì cũng chỉ kiếm được mấy công việc vụn vặt chứ đến lúc ra trường rồi vẫn chưa khởi nghiệp ngay được. Mới đầu ông ấy về một công ty xây dựng rất nhỏ ở Đông Anh, trước đó đã thử làm cho Delta nhưng chưa đầy 6 tháng là nghỉ việc. Dù Delta lúc đó cũng là một công ty rất là to rồi, phát triển ổn định và anh tôi học tương đối giỏi, từng giữ chức Bí thư chi đoàn khoa. Về Đông Anh, ban đầu là bởi vì anh tôi được ông Dương Xuân Sinh – giám đốc của công ty cơ giới xây dựng Đông Anh đồng ý cho anh ấy thành lập đội xây dựng số 5 – anh tôi trực tiếp làm chủ. Đội ấy được phép nhận công trình về làm rồi nộp phần trăm cho công ty mẹ. Được tự mình quản lý các anh em, trước đó cũng đã tự học về kiến thức bán hàng, nhận công trình và quản lý tiền bạc các thứ rồi nên anh tôi mới chọn ở công ty đó. Điều quan trọng nhất là bởi vì ước mơ sau này của ông ấy là thành lập doanh nghiệp riêng, hiện tại tuy bị phụ thuộc nhưng bước đầu được thực hành những gì mình học, mình trải nghiệm, không phải hoàn toàn là làm thuê. Từ cái rễ, anh tôi có định hướng để từng bước tiến tới đích mình chọn.

Quản trị nhân lực là một nhánh rễ quan trọng khác mà tôi muốn đề cập. Nếu bạn kinh doanh kiểu hộ gia đình hoặc công ty tư nhân thì việc quản lý nhân viên nó đơn giản hơn, không nói làm gì. Nhưng một khi đã định hướng tạo nên cả một tập đoàn thì bắt buộc phải học cách lãnh đạo người khác, làm thế nào để dẫn dắt họ và khiến họ giúp sức, đồng hành với mình. Điều này cần đến năng lực của bạn và cũng là thước đo năng lực xem hiện tại bạn đang ở đâu. Bạn và công ty của mình còn ở quy mô nhỏ chính là bởi vì chưa quản lý được nhân sự dưới trướng mình, vẫn chỉ giới hạn mình ở Vùng an toàn. Hay một số người có nói với tôi việc quản lý các khâu sản xuất, vận hành cũng quan trọng mà, đây có thể được coi là cái rễ nữa, tôi không phủ nhận điều đó. Nhưng tôi chỉ muốn nhấn mạnh rằng bán được hàng, có quản lý tài chính rồi nhân lực thì sau này muốn có thêm cái gì cũng dễ dàng hơn. Thiếu dù chỉ một cái thôi, doanh nghiệp đã trở nên khó kiểm soát rồi. Sinh viên ra trường một thời gian rồi đi làm, ví dụ như một người bạn của tôi – hiện đang là một quản lý rất giỏi trong lĩnh vực xây dựng. Học xong ra làm ở Licogi, ban đầu tiến đến chức Chỉ huy trưởng công trường rồi lên Chủ nhiệm – quản lý chung rất cả các công trình. Đi làm chưa bao lâu đã có tiền mua ô tô, xây sửa nhà cho bố mẹ rồi lấy vợ sinh con, cuộc sống tuyệt vời mà bao người mong ước. Một ngày anh ấy quyết định mở doanh nghiệp riêng, không biết là do ước mơ ấp ủ từ lâu hay ai đồng viên mà anh bạn này bỏ công việc đang rất ổn định, lương cao để khởi nghiệp. Với quan hệ sẵn có, anh làm ăn cũng không đến nỗi nào, thậm chí còn lấy được một dự án ở Hải Dương, cái thì ở Quảng Ninh nhưng chỉ khoảng hơn 2 năm sau, tự nhiên anh ấy với vẻ mặt thất thểu đến gặp tôi. Hai anh em thì ít nhiều cũng từng chơi với nhau, anh bảo “Nhật ơi, ông giúp tôi với. Bây giờ bọn đầu trâu mặt ngựa (đòi nợ) canh tôi suốt ngày, nhà thì cắm mà xe thì bán rồi. Nợ ngân hàng nhiều nên người ta không cho vay nữa, nhờ vả vào tín dụng đen giờ vừa sống vừa nơm nớp lo. Tiền nuôi vợ con tôi còn chẳng có, ông giúp tôi với” Đến mức như vậy thì đương nhiên là tôi cũng giúp đỡ, bạn bè mà. Biết được anh bạn này giờ nợ khắp nơi, không trả được và đã tuyên bố phá sản. Anh ấy quay lại kiếp làm thuê, vẫn được trọng dụng, người ta có tài nên phấn đấu chút là lên vị trí chuyên gia. Nói để thấy bạn ấy tuy rất giỏi về vấn đề quản trị sản xuất, cái gì cũng biết cùng trải qua rồi những chính vì không biết quản lý dòng tiền nên cuối cùng để cho khách hàng nợ rồi tiền phân tán khắp nơi. Đó cũng là lý do nhiều doanh nghiệp phá sản trong năm năm đầu tiên, khi anh không có cái rễ cần thiết vững chắc để mà bám thì chỉ chút sóng gió trên thương trường cũng đủ để cả cái cây to đổ gục. Phải phân biệt được đâu là cái rễ sống, rễ chính của doanh nghiệp.

Chi tiết nội dung tại đây.

Chia sẻ:
Zalo
Messenger
Form liên hệ

Đăng ký nhận tư vấn