Tiết lộ lý do 95% khởi nghiệp thất bại

Chia sẻ:

Tại sao 95% các nhà khởi nghiệp phá sản trong 5 năm đầu tiên? Tất cả là do tâm thức, tư duy, thái độ, nhận thức chưa đúng, chưa đủ về doanh nhân và làm kinh doanh. Họ chưa chuẩn bị đủ cả về tâm lý, ý thức, tiềm thức cho việc làm doanh nhân. Nếu có lý do đúng đắn, đủ lớn, đủ khát khao à thực sự họ có ý niệm đúng về hình ảnh, bản chất của người doanh nhân thì chắc chắn người đó sẽ làm được. Nếu nuôi suy nghĩ làm doanh nhân chỉ qua một đêm có thể trở thành tỷ phú, ăn xổi ở thì thì người đó không bao giờ thành công và chắc chắn không thể làm doanh nhân được.

Tiết lộ lý do 95% khởi nghiệp thất bại

Thông tin chi tiết nội dung tại đây.

Giai đoạn khởi nghiệp này là thời điểm các doanh nghiệp non trẻ dễ thất bại nhất. Nhiều ông cứ nhảy lên xe lái ầm ầm, nghĩ mình lái được, không thèm đi học nên chết như ngả rạ. Học hành, đặc biệt là tích lũy kiến thức cho bản thân người ta gọi ấy là đầu tư – khoản đầu tư lãi nhất trên đời. PD > BP, person development > business development, phải đầu tư cho bản thân trước khi đầu tư cho doanh nghiệp của mình. Áp lực của người làm kinh doanh nó lớn lắm, hàng tháng phải trả lương cho công nhân mà tiền thì chưa về, rồi khách đang chờ hàng, ký hợp đồng nhận tiền hết rồi mà nhà máy nó xuất ra một lô thiết bị vớ va vớ vẩn. Công nhân đòi lương, kêu ca rồi đình công; khách cứ giục hàng, thấy hàng kém chất lượng nó chỉ chửi là may, kiện tụng hợp đồng thì có mà đền ốm. Lúc ấy, đang giữa mùa đông miền Bắc mà mồ hôi cứ tuôn như mưa, vắt tay lên trán vuốt mặt không kịp, ông chủ tịch lại mong manh dễ vỡ, thấy khó là hoảng thì doanh nghiệp biết dựa vào ai? Nhân viên thì như trẻ con, nhiều lúc nghĩ mình nuôi cả một vườn trẻ, có vấn đề xảy ra ta đâu có yên tâm giao cho người này người kia, “lại toàn đến tay bố mày làm”. Khổ lắm, cô đơn vất vả lắm, vậy nên đừng để tình trạng đó xảy ra. Đừng để phiên bản yếu kém của mình đứng ra đối diện với khó khăn, muốn chống đỡ cả công ty trên thương trường khốc liệt thì ta phải thật mạnh mẽ, thật bản lĩnh, giữ vững nụ cười trước mọi tình huống. Covid-19 nhưng ảnh hưởng cả 20, 21, ta phải nghĩ rằng dù tình trạng ấy có kéo dài đến 25, 27 đi chăng nữa thì mình cũng phải chấp nhận, thậm chí hiên ngang đón bão – đấy mới là cái chất của doanh nhân lớn. Chỉ ao làng nó mới bình yên chứ ra biển lớn gió bão quanh năm. Cây càng cao thì càng phải chống chịu với sóng to gió lớn, Muốn đứng vững thì tự cái cây phải học cách bám trụ giữa thiên nhiên khắc nghiệt, con người ta cũng thế, liên tục phải phát triển bản thân.

Cá nhân tôi, trong 6 năm qua tôi đã liên tục đầu tư cho mình bằng cách chi mỗi năm vài trăm triệu đi học những lớp về kiến thức, kĩ năng kinh doanh. Khóa học tốn kém nhất chắc là lần sang Ấn Độ, chưa kể tiền đi lại ăn uống bên đấy thì học phí đã hơn 400 triệu rồi, tổng phải chi chắc đến 600 triệu. Nhưng sau khi học xong thì tôi thấy mình nhận lại được những thứ còn giá trị hơn số tiền bỏ ra gấp nhiều lần và quan trọng hơn cả là tôi cảm thấy viên mãn, mãn nguyện – cảm giác ấy không mua được bằng tiền. Tôi nhận ra giá trị, chất lượng sống của tôi và gia đình, của anh em đồng đội rất tuyệt vời. Những khóa học như thế vừa phát triển kinh doanh vừa phát triển bản thân mình đấy mọi người. Ngoài kia rất nhiều ông chủ lớn người ta đều làm như vậy. Trong cuốn sách “100 chìa khóa vàng” của tôi, có thể nhiều người đã đọc rồi nhưng tôi muốn trực tiếp chia sẻ lại một lần nữa, mổ xẻ kỹ càng để mọi người cùng hiểu “rốt cục là mấy ông chủ họ nghĩ gì”. Có người bảo tôi là anh ơi, em thấy quyển này còn hay hơn cuốn sách Nghĩ giàu làm giàu của Napoleon Hill, cụ thể thế nào thì không rõ nhưng trước hết tôi thấy vui và hãnh diện vì điều đó – người ta so mình với một tác giả nổi tiếng thế giới mà. Tôi ngưỡng mộ Napoleon Hill, Henry Ford, Thomas Edison…, đó là những người thầy lớn mà tôi không dám so sánh bản thân mình với họ. Nhưng có thể đối với mỗi chúng ta, một người thầy tốt, chỉ dạy đúng cái ta cần biết đâu lại có ích hơn là một người thầy vĩ đại, vĩ mô. Tôi muốn nhắc đến một người thầy nữa – sách vở, rất nhiều thứ quý giá ta phải tụ tích lũy từ sách. Tôi muốn đề xuất cuốn Rich Habits – thói quen của những người giàu có, trong đó thống kê lại thói quen của hơn 200 triệu phú tự thân. Tôi cũng được giới thiệu quyển sách này nữa, từ năm 1995, tựa sách là 7 thói quen thành đạt của Stephen R. Covey, tôi đã nghiền ngẫm nó, đọc đi đọc lại và giới thiệu đến rất nhiều người. Luật thành công nghe có vẻ thuận theo tự nhiên và có thể áp dụng vào bất cứ một lĩnh vực, ngành nghề nào bạn quan tâm. Rồi “Vĩ đại nhờ sự lựa chọn” của Jim Collins, đây là cuốn sách gối đầu giường của anh Vượng. Quyển “Xây dựng để trường tồn” cũng của tác giả này, có thể coi đây là một trong những cây bút vĩ đại nhất về quản trị và phát triển doanh nghiệp. “Từ tốt đến vĩ đại” nữa, bộ ba cuốn sách này rất quốc tế nhưng giờ đây cũng rất Việt Nam, không chỉ phù hợp, gần gũi với văn hóa dân ta mà còn rất khoa học, bài bản. Tôi cũng đi học quốc tế về, tôi tốt nghiệp một trường rất hiện đại, ít nhiều tôi có chút kinh nghiệm.

Thông tin chi tiết nội dung tại đây.

Chia sẻ:
Zalo
Messenger
Form liên hệ

Đăng ký nhận tư vấn